Liên quan việc cử tri ở Phú Thọ và Bắc Ninh có những kiến nghị xung quanh việc thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/20 sẽ không còn phụ cấp thâm niên nghề, Bộ Nội vụ đã trả lời vấn đề này ra sao?
Lương mới bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng
Theo kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ do Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến Bộ Nội vụ có nội dung như sau:
“Theo Nghị quyết số 27-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, dự kiến từ ngày 01/7/20 sẽ tiến hành cải cách tiền lương lương mới sẽ bao gồm lương cơ bản chiếm 70% và 30% gồm các khoản phụ cấp.
Nhiều giáo viên băn khoăn khi đó sẽ không còn phụ cấp thâm niên nhà giáo, đặc biệt đối với các giáo viên đã công tác lâu năm. Cử tri mong muốn Bộ Nội vụ quan tâm khi xây dựng quy định mới để đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác và gắn bó với nghề”.
Trả lời Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ về nội dung kiến nghị nêu trên, tại công văn số 1005/BNV-TL ngày 27/02/20, Bộ Nội vụ cho biết: khoản 3 mục III Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã nêu: “Thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng”.
Căn cứ Kết luận số 64-KL/TW ngày 18/10/2023 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2023-20, Nghị quyết số 104/2023/QH ngày 10/11/2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 20, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới (trong đó có chế độ tiền lương đối với đội ngũ giáo viên như ý kiến của cử tri nêu) trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII từ ngày 01/7/20.
Áp dụng phụ cấp thâm niên nghề phát sinh nhiều bất cập
Liên quan kiến nghị của cử tri tỉnh Bắc Ninh do Ban Dân nguyện thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến Bộ Nội vụ, cử tri kiến nghị ngoài các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề như hiện nay, đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét, bổ sung đối tượng là cán bộ, công chức còn lại cũng được hưởng phụ cấp thâm niên nghề.
Bộ Nội vụ trả lời cử tri như sau: Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày /9/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đã quy định chế độ phụ cấp thâm niên nghề được áp dụng đối với sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.
Trong quá trình thực hiện đã phát sinh nhiều bất cập, theo đó tại tiết d điểm 3.1 khoản 3 Mục II Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã nêu khi cải cách tiền lương sẽ: “Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức)...”.