Chủ tịch nước đứng ở vị trí no trong cuộc chiến chống tham nhũng?

Thu Vân| 29/03/2016 :04
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Câu hỏi trên được đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đặt ra khi trình by những băn khoăn của cử tri trong phần thảo luận về báo cáo nhiệm kỳ 2011 – 2016 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại phiên họp Quốc hội sáng nay (29/3).

Theo Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước trước đó cho biết, trong nhiệm kỳ 2011-2016, trên cương vị là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân và là đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch nước đã nỗ lực thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư phân công, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội với Quốc hội, cử tri và nhân dân.

Trong công tác và sinh hoạt luôn phấn đấu thể hiện gương mẫu và trách nhiệm của người đứng đầu Nhà nước, giản dị, gần dân, trọng dân, toàn tâm, toàn ý phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Kết quả công tác nhiệm kỳ của Chủ tịch nước đã góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phát huy truyền thống yêu nước và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới; quan tâm giải quyết có hiệu quả những vấn đề quốc kế dân sinh và những vấn đề bức xúc trong xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; tăng cường tiềm lực quốc phòng-an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; thúc đẩy quan hệ đối ngoại đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực và trên trường quốc tế, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Tại phiên thảo luận về dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ của Thủ tướng, Chính phủ, Viện KSNDTC, TANDTC, Chủ tịch nước sáng nay, hầu hết đại biểu Quốc hội đều ghi nhận, đánh giá cao những điều Chủ tịch nước đã làm tốt; đồng thời cũng thẳng thắn đưa ra những ý kiến xác đáng với mong muốn góp ý để Chủ tịch nước, cũng như Quốc hội sắp tới tập trung hoàn thiện thể chế để Chủ tịch nước thực hiện đúng, đủ trọng trách, xứng đáng niềm tin của nhân dân với người đứng đầu quốc gia.

Xây dựng được hình ảnh tốt đẹp, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào tương lai tươi sáng

Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cho rằng, nhiệm kỳ qua Chủ tịch nước đã thực hiện tương đối tốt chức năng quyền hạn theo quy định của Hiến pháp. Theo đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) có 3 vấn đề Chủ tịch nước đã làm tốt đó là:

Chủ tịch nước đứng ở vị trí nào trong cuộc chiến chống tham nhũng?

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn phát biểu tại phiên họp sáng nay (29/3)

Thứ nhất, trong cải cách tư pháp Chủ tịch nước đã quan tâm việc thể chế hoá xây dựng hệ thống tư pháp ngày càng hiện đại, chú trọng đến đội ngũ cán bộ tư pháp.

Thứ hai là hoạt động đối ngoại của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước trong nhiệm kỳ vừa qua đã góp phần quan trọng trong nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hình ảnh Việt Nam ngày càng được khẳng định tại khu vực và thế giới.

Thứ ba là trong hoạt động thực tiễn, Chủ tịch nước đã rất quan tâm, gần gũi với nhân dân, chăm lo cho đời sống của nhân dân, đặc biệt là nhân dân vùng sâu, vùng xa, khó khăn. “Cử tri nói rằng, hình ảnh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước khi xuống với dân thể hiện hình ảnh rất tốt đẹp của lãnh đạo, của Đảng, Nhà nước, tạo dựng niềm tin của người dân với chế độ, tương lai tươi sáng của đất nước”, đại biểu Nguyễn Anh Sơn nói.

Đồng quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TPHCM) cũng cho rằng “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gương mẫu trong lối sống và công việc, có tinh thần trách nhiệm cao và làm việc không mệt mỏi cho dân cho nước. Đặc biệt, trong vai trò Trưởng ban cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch nước có nhiều đóng góp trong đổi mới hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống tư pháp nói riêng. Chủ tịch nước luôn gắn bó với cử tri, giữ tình cảm cách mạng với nhân dân; có thái độ cương quyết bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Chưa thực thi hết quyền hạn, chức năng của Chủ tịch nước

Tuy nhiên, nhiều ý kiến đóng góp các đại biểu cũng đã thẳng thắn chỉ rõ, trên một số phương diện Chủ tịch nước còn chưa làm tốt hoặc thể hiện còn khá mờ nhạt như đại biểu Nguyễn Anh Sơn băn khoăn về nhiều mặt hoạt động của Chủ tịch nước có cảm giác là chưa thể hiện rõ quyền hạn trong đối nội. Chẳng hạn như với tư cách thống lĩnh lực lượng vũ trang. Hay quan hệ phối hợp với Chính phủ trong giải quyết các vấn đề quốc kế dân sinh cũng chưa rõ.

Đặc biệt, đại biểu Nguyễn Anh Sơn nêu những băn khoăn của cử tri về vai trò của Chủ tịch nước trong vấn đề phòng, chống tham nhũng: “Cử tri cũng nói với tôi, Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước khi tiếp xúc cử tri, khi làm việc ở các địa phương luôn luôn thể hiện mong muốn, quyết tâm chống tham nhũng, căm ghét những kẻ tham nhũng, thái độ rất rõ ràng. Tuy nhiên không biết là Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước đứng ở vị trí nào trong trận chiến đấu tranh chống lại tham nhũng? Chủ tịch nước được làm gì và làm được gì trong việc chống lại tham nhũng?”.

Chủ tịch nước đứng ở vị trí nào trong cuộc chiến chống tham nhũng?

Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Phương 

Đại biểu Đại biểu Bùi Văn Phương – Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Ninh Bình cho rằng, cá nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thể hiện sự tận tâm, tận tuỵ, làm việc phụng sự Tổ quốc, nhân dân. Đặc biệt, vai trò nêu gương của ông trước Đảng, trước hệ thống bộ máy có đóng góp tích cực vào tiến trình đổi mới đất nước. Đồng thời đại biểu Bùi Văn Phương cũng chỉ rõ:

“Nhưng tồn tại, hạn chế, Chủ tịch nước tự kiểm thấy và chúng tôi cũng thấy, đó là với cương vị đứng đầu Nhà nước nhưng đóng góp vào kết quả chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, vấn đề hệ trọng quốc kế dân sinh thì chưa rõ”, ông Phương nói và dẫn chứng cụ thể như việc vay nợ quốc tế, giám sát sử dụng nguồn vay, an toàn nợ công và khả năng trả nợ quốc gia...

“Vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang được Hiến định, còn trên thực tế thể hiện thế nào? Mới ở khâu thăng, giáng quân hàm, còn vai trò với quyết được xây dựng lực lượng, đề nghị đầu tư nguồn lực tài chính và trang bị thiết bị kỹ thuật phục vụ quốc phòng an ninh thì cũng chưa rõ”, đại biểu Bùi Văn Phương phát biểu.

Nhấn mạnh Hiến pháp 2013 quy định rõ quyền của Chủ tịch nước, nhưng các văn bản quy phạm pháp luật để Chủ tịch nước thực hiện quyền của người đứng đầu Nhà nước lại không rõ, dẫn đến lúng túng thực thi vì hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh. Theo đó, đại biểu Bùi Văn Phương kiến nghị: “Người dân kỳ vọng rất lớn. Đây là dịp tổng kết nhiệm kỳ, chỉ ra hạn chế để tìm nguyên nhân, có giải pháp, nên tôi kiến nghị Quốc hội sắp tới tập trung hoàn thiện thể chế để Chủ tịch nước thực hiện đúng, đủ trọng trách, xứng đáng niềm tin của nhân dân với người đứng đầu quốc gia”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch nước đứng ở vị trí no trong cuộc chiến chống tham nhũng?