Lm việc với Đon Chủ tịch Tổng Liên đon Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh cần tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong các vấn đề như giải quyết việc lm bền vững, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất v tinh thần, nhất l cải thiện điều kiện lm việc của cng nhân lao động nước ta trong thời gian tới.
Sáng nay, /12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động (CNLĐ).
Cuộc làm việc được truyền hình trực tuyến đến 27 điểm cầu, cũng nhằm đánh giá quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
Trong nhiệm kỳ này, đây là lần thứ 5 Thủ tướng làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng liên đoàn để giải quyết các kiến nghị, xử lý các vấn đề đặt ra trong công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tập trung vào việc đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống và điều kiện làm việc cho công nhân lao động.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng nêu rõ, vấn đề đời sống, việc làm và phong trào của giai cấp công nhân rất quan trọng trong hoạt động của hệ thống chính trị nước ta, đặc biệt là của giai cấp công nhân. Do đó tại buổi làm việc này, không dừng lại ở việc tổng kết công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam trong 5 năm qua, mà còn phân tích sâu sắc, rút ra các bài học kinh nghiệm, nhận diện thách thức, bất cập, “tập trung thảo luận, đưa ra các giải pháp, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong các vấn đề như giải quyết việc làm bền vững, nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần, nhất là cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động nước ta trong thời gian tới, thời gian mà chúng ta đang thực hiện mục tiêu kép”.
Theo báo cáo do Chủ tịch Tổng LĐLĐ Nguyễn Đình Khang trình bày, tính đến nay, cả nước có khoảng 53,5-54 triệu người từ tuổi trở lên có việc làm (nữ chiếm khoảng 48%); số lượng lao động làm công hưởng lương là khoảng -,5 triệu người, trong đó, CNLĐ trong các doanh nghiệp chiếm trên 60%. Trong 5 năm qua, CNLĐ trong các doanh nghiệp đã tăng khoảng 26%.
Sau 5 năm, số CNLĐ có việc làm tăng 26%, trong đó số có việc làm bền vững, thu nhập cao tăng đều các năm; mức lương tối thiểu vùng tăng 1,3 lần, thu nhập bình quân tăng 35% góp phần cải thiện thu nhập, đời sống cho người lao động.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giữ bình ổn giá, chỉ đạo các cơ quan chức năng giám sát việc tăng lương đúng quy định, kiểm soát tăng giá, không để lương công nhân tăng không kịp với tăng giá.
Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/11/2020, quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non, mang lại nhiều quyền lợi cho con CNLĐ, được công nhân phấn khởi đón nhận.
Với sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, chính quyền các cấp và doanh nghiệp, từ năm 2016-2020 đã có gần 22 triệu lượt đoàn viên, người lao động được hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán với tổng số tiền ước tính 11.626 tỷ đồng; hỗ trợ xây mới và sửa chữa 13.802 nhà Mái ấm công đoàn với số tiền gần 420 tỷ đồng.
Theo khảo sát của Viện Công nhân và công đoàn, quý IV/2020, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (lương cơ bản) của CNLĐ là 5,22 triệu đồng/tháng, tiền lương làm thêm giờ là 934.000 đồng/tháng, tổng tiền thưởng, chuyên cần là 2,1 triệu/tháng, tổng thu nhập thực tế là khoảng 7,4 triệu đồng/tháng.
Tiền lương tháng thực nhận của CNLĐ phân theo vùng lương trung bình giao động từ 6,860-8,301 triệu đồng/tháng.
Tính đến năm 2019, sau 11 năm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đã có gần 13 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 22,6% lực lượng lao động trong độ tuổi cả nước.
Tuy nhiên, theo báo cáo, vẫn còn một bộ phận lớn CNLĐ có việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, cuộc sống rất khó khăn. Đặc biệt, năm 2020 tác động của đại dịch COVID-19 đã làm 31,8 triệu lao động từ tuổi trở lên bị ảnh hưởng. Trong đó 68,9% lao động bị giảm thu nhập, gần 40% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ việc.
Có không ít CNLĐ đã bị mất việc và ra khỏi dây chuyền sản xuất sau khi đã làm việc trong thời gian tương đối dài cho doanh nghiệp (sau nhiều lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn) để doanh nghiệp tuyển lao động mới.
Bên cạnh đó, tình hình quan hệ lao động tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Tình trạng vi phạm pháp luật lao động còn khá phổ biến, gây nên bất bình, mâu thuần và tranh chấp lao động, số vụ đình công giảm nhưng đã xuất hiện những yếu tố ngoài quan hệ lao động tác động đến các vụ đình công, gây mất an ninh và ữật tự an toàn xã hội.