Đời sống

Bảo tồn Ga Hà Nội - Bài 3: Đặt đúng chỗ - Bảo tồn đúng tầm

Tuấn Dũng - Tuyết Nhung 06/12/2023 17:38

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, một hằng số văn hóa Việt Nam đã trên 1.000 năm và vì thế giá trị lịch sử văn hóa của nó là một bề dày rất đặc biệt, khác hẳn với các đô thị khác. Tất cả những giá trị của Hà Nội cho đến bây giờ luôn gắn với quá trình phát triển của một Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đó chính là trong cấu trúc đô thị của Hà Nội, là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có mạng lưới giao thông và Ga Hà Nội mang đầy đủ trong mình những giá trị để có thể trở thành một di sản của Thủ đô.

bao-ton-ga-ha-noi.png

Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, một hằng số văn hóa Việt Nam đã có trên 1.000 năm và vì thế giá trị lịch sử văn hóa của nó là một bề dày rất đặc biệt, khác hẳn với các đô thị khác. Tất cả những giá trị của Hà Nội cho đến bây giờ luôn gắn với quá trình phát triển của một Thủ đô ngàn năm văn hiến. Đó chính là trong cấu trúc đô thị của Hà Nội, là hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có mạng lưới giao thông và Ga Hà Nội mang đầy đủ trong mình những giá trị này để có thể trở thành một di sản của Thủ đô.

1-3-.png

Ga Hà Nội đã có lịch sử hơn một trăm năm, đó là ký ức của đô thị cổ thời Pháp, một đô thị phát triển. Vì thế, nó không chỉ là công trình, một di tích cá biệt, mà cần coi đây là một di sản đô thị, là ký ức, là lịch sử. Đô thị là phải có lịch sử, không có đô thị nào không có lịch sử.

TS, KTS Trương Văn Quảng – Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam chia sẻ với PV Báo Công lý: “Hà Nội của chúng ta có mặt trên một nghìn năm. Thời kì thuộc Pháp cũng xấp xỉ gần một thế kỷ, nên những giá trị của Hà Nội cho đến bây giờ luôn gắn với quá trình phát triển của một Thủ đô ngàn năm văn hiến. Như vậy, đô thị là cả một quá trình, bao giờ cũng có quá khứ, hiện tại và tương lai. Để có ngày hôm nay, chúng ta không thể quên được năm tháng đã trở thành ý thức của người dân trong quá trình phát triển đô thị.

Vậy Hà Nội đang lưu giữ những gì liên quan đến giá trị lịch sử văn hóa của cha ông để lại? Nó nằm trong cấu trúc của những công trình tại Hà Nội. Thứ nhất, nó thể hiện ở những khu phố cổ, làng xã, phố phường chứa nền tảng công trình thời phong kiến gắn với quá trình phát triển của thành Thăng Long xưa.

Sau này là giai đoạn khác từ năm 1945 đên 1975. Rồi đến giai đoạn 1975 trở lại đây. Đặc biệt là từ năm 1975 trở lại, đây đều là các không gian được xác định bởi các tầng văn hóa về từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội trong các thời kỳ.

Vì thế, nếu mà chúng ta đi bỏ đi bất cứ một giai đoạn nào thì có nghĩa là đô thị không còn trí nhớ. Bản thân đô thị không còn giá trị, không còn tạo ra sự linh hoạt, hấp dẫn của đô thị nữa.

Hà Nội có trên 1.000 năm và vì thế giá trị lịch sử, văn hóa của nó là một bề dày rất đặc biệt, khác hẳn với các đô thị khác. Như TP Hồ Chí Minh cũng mới có hơn 300 năm hay một số đô thị khác như Đà Lạt hơn 100 năm, hay Sa Pa nổi tiếng cũng chỉ có 120 năm thôi.

Trong quá trình phát triển sẽ có từng giai đoạn thì hệ thống di sản đô thị cũng có giai đoạn của riêng nó để khẳng định trình độ phát triển kinh tế xã hội, văn hóa như thế nào.

2-1-(1).png

Trong quy hoạch của thời kỳ Pháp tại Việt Nam đã đưa đến phương pháp luận rất tân tiến của phương Tây, của khu vực châu Âu. Lúc đó, Hà Nội được quy hoạch phân vùng, phân khu vực chức năng để phát triển đô thị. Cấu trúc đó liên quan đến khu vực 36 phố phường và khu vực bốn quận nội thành cũ. Chúng chứa đựng những giá trị lịch sử nên trong quy hoạch, phát triển họ vẫn có những phương án để bảo tồn khu phố cổ.

Chính vì vậy, giá trị của Ga cũng phải trở thành di sản kiến trúc đô thị. Bởi trong đó nó có giá trị về nghệ thuật, giá trị về công năng sử dụng, giá trị về công nghệ, giá trị văn hóa đặc biệt là giá trị lịch sử. Vì nó trải qua ba giai đoạn, nơi ghi dấu thời kỳ mà người Việt Nam đang căng mình đang để cứu đất nước. Giai đoạn chống Pháp khi mà chúng ta chuyển Thủ đô đến phía Bắc thì Ga Hà Nội cũng phải gồng mình để truyền tải những con người, lương thực...

Công trình kiến trúc này được xây dựng theo kiến trúc công sở Paris, mái dốc và mang những nét đặc trưng của kiến trúc Pháp mang về Việt Nam xây dựng. Đây là kiến trúc cận hiện đại, có giá trị lớn từ công nghệ, kỹ thuật, đến mỹ thuật, thẩm mỹ và công năng và sử dụng. Trong quá trình phát triển, nó là đầu mối lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ, thậm chí lớn nhất cả khu vực Đông Dương.

Đăc biệt, khối kiến trúc nhà ga mang rất nhiều nét đặc sắc. Tại thời điểm khánh thành, tháp ở giữa có cấu trúc 3 tầng: tầng trên cùng để làm việc, tầng 2 là khu kỹ thuật hạ tầng, tầng trệt là nơi hành khách mua vé. Hai toà nhà bên cạnh làm thấp chỉ có 2 tầng. Những đường nét, thiết kế cũng mang đậm kiến trúc cổ của Pháp.

Mặc dù trong quá trình phát triển thì năm 1972, do bắn phá của Mỹ, tòa nhà ba tầng ở tháp giữa không còn. Sau đó có quy hoạch các tuyến tàu đường sắt thống nhất và xây dựng lại khối toà nhà ở giữa. Tuy nhiên, kiến trúc được cấy vào đã không phù hợp với kiến trúc cổ trước đó. Nhưng việc làm đó không chỉ để đáp ứng nhu cầu, thiết lập lại công năng của nhà ga, mà còn là một cách thức để Việt Nam khẳng định với thế giới: Dù có chiến tranh hay bị tàn phá, nhưng sự quật cường của người Việt, của người Hà Nội vẫn khắc phục được những khó khăn để khẳng định với thế giới rằng, Việt Nam luôn duy trì được tuyến đường như một biểu tượng, tượng trưng của ý chí của người dân Thủ đô...

2-3-.png

Đô thị Hà Nội đã ghi dấu ấn với hạ tầng xã hội kỹ thuật, đảm bảo cấu trúc tương đương với một khu đô thị phát triển thời đó ở châu Âu. Về hạ tầng xã hội gồm có trường học, bệnh viện, các công viên giải trí. Toàn bộ hệ thống trường học có liên quan đến bốn quận nội thành vẫn giữ lại truyền thống đến tận giờ. Ví dụ trường Trưng Vương, trường Chu Văn An… hay những công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối, trong đó có sân bay, Ga Hàng Cỏ.

mar-1-10x706.jpg
Bàn đồ Hà Nội 1882

Giao thông ở khu vực phố cũ có đặc điểm vuông ô bàn cờ, có trục chính, trục phụ giao thông thuận tiện. Có các tuyến gắn kết đường sắt với đường bộ, cả các tuyến đường sắt nội đô, tàu điện. Tiếng tàu leng keng ở 36 phố phường ngày xưa từ trung tâm đã tỏa đi tận Bưởi, chợ Mơ, đi Hà Đông…

Ở thời điểm đó, quy hoạch đã xác định hết các công trình đầu mối quan trọng, chắn trục liên quan mật thiết đến thiết kế đô thị bây giờ như Nhà hát lớn, chắn trục trục Tràng Tiền. Các trường đại học, trường Dược hay là Viện Pasteur. Hay là công trình Ga Hàng Cỏ hiện nay cũng là những công trình chắn trục vô cùng tốt, chính là trục Trần Hưng Đạo.

fawff.jpg
Ga Hà Nội thời Pháp thuộc
nha-hat-lon-ha-noi-3_1676040651(1).jpg
Nhà hát Lớn Hà Nội
hanoi_-_rue_paul_bert.jpg
Nhà hát Lớn Hà Nội thời Pháp thuộc
hanoi_toaan1.jpg
Tòa án nhân dân tối cao thời Pháp thuộc

Chính vì vậy, trong quá trình quy hoạch Thủ đô, những nhà quy hoạch vẫn muốn giữ lại cấu trúc đó trong quá trình phát triển của Hà Nội. Bởi vì trong bất cứ thời điểm nào, Hà Nội vẫn quan trọng là Thủ đô xanh, văn hiến, hiện đại, bảo tồn những giá trị của quá khứ và tương lai.

Về đường sắt, tại thời điểm phát triển hệ thống hạ tầng Việt Nam và Đông Dương, người Pháp đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông đối nội, đối ngoại rất hiện đại. Thậm chí có nhiều công trình nổi tiếng ở thời điểm bấy giờ.

Như vào năm 1902 có công trình cầu Long Biên - một trong những cầu dài to, hiện đại bậc nhất. Cầu Long Biên và ga Hà Nội cùng ra đời - những công trình rất quan trọng của Hà Nội.

Chúng tôi rất mong muốn TP Hà Nội sẽ khảo sát, nghiên cứu và đưa nó vào danh sách di sản đô thị để nó mang tính thời đại, mang tính lịch sử, văn hóa. Nếu không có sự can thiệp không đúng mức, không gian văn hoá này sẽ ngày càng bị mai một.

Ga Hàng Cỏ cũng vậy, đây là công trình nằm trong chương trình phát triển hạ tầng của người Pháp lúc bấy giờ. Ga được hoàn thành vào năm 1902, trước được xây dựng trên khu đất rộng không có nhà cửa. Khi xây dựng, đã tạo ra không gian, điểm nhấn về kiến trúc hạ tầng. Tại thời điểm đó, nhà ga được xây dựng và cũng là ga hiện đại bậc nhất xứ Đông Dương, tương đương với các nước khác ở châu Âu.

Với diện tích trên 2.200m2, nhưng quỹ đất xây dựng các công trình chỉ khoảng 50%, tức rộng 1005m2. Như vậy, 50 % còn lại là quảng trường, các tiện ích đi ra đi lại tiếp cận. Một quy hoạch mang tính tầm nhìn rất cao.

Năm 1902, khi hoàn thành tuyến đầu tiên đưa vào khai thác là Hà Nội - Lạng Sơn, đến năm 1903 chạy ra Hải Phòng, năm 1905 chạy xuyên Lào Cai sang Trung Quốc. Đặc biệt là việc kết nối tuyến Bắc Nam và kết nối mạng lưới đường sắt quốc gia lúc bấy giờ. Như vậy với Hà Nội, Ga Hàng Cỏ như là trung tâm như thủ phủ của ngã ba Đông Dương cả về vai trò, cấp độ, tính điểm, tính liên tồn và tính quốc gia.

Ga Hà Nội đóng một vai trò đặc biệt trong vấn đề giao thông vận tải của Việt Nam về đường sắt và với khu vực. Đặc biệt nó là một hình ảnh minh chứng cho lịch sử hình thành, phát triển của đường sắt Việt Nam. Đường sắt Việt Nam bây giờ dù phát triển như thế nào vẫn muốn và phải duy trì hệ thống đường sắt này. Vì nó không chỉ mang tính lịch sử, mà còn mang tính chất ngành rất cao.

3-2-.png

Ngày 28 tháng 9 năm 2007, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 3850/QĐ-UBND, về việc gắn biển di tích cách mạng kháng chiến Ga Hà Nội, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Theo đó, tổ chức gắn biển di tích cách mạng kháng chiến Ga Hà Nội, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. UBND quận Hoàn Kiếm có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di tích; Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan tổ chức tuyên truyền, giới thiệu nội dung giá trị lịch sử và giáo dục truyền thống cách mạng của di tích.

z48996612283_ffe4e3d7e3a1f64b0cab4f864b963993.jpg
Sơ đồ Ga Hà Nội hiện tại
img_1988.jpg
Kiến trúc bên trong sảnh Ga Hà Nội trước năm 1927

Nhà ga được xây dựng qua nhiều giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu, tòa chính nhà ga được xây dựng với quy mô 3 tầng, nhìn thằng ra đường Gambetta, là đường Trần Hưng Đạo ngày nay. Tầng dưới ga Hà Nội là đại sảnh, dành cho việc bán vé và đưa đón khách ra vào, thông vào sân ga phía bên trong. Tầng 2 là nơi làm việc của các nhân viên nghiệp vụ, nhiên viên kỹ thuật. Tầng 3 là bộ phận hành chính.

Sau 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ lịch sử của dân tộc, nhà ga bị tàn phá nghiêm trọng bởi bom rơi, đạn lạc. Hòa bình lập lại cùng sự phát triển của đất nước, Ga Hàng Cỏ được tôn tạo lại, mang một diện mạo mới và trở thành đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của Thủ đô.

Năm 1989, nhà ga được đầu tư, cải tạo, nâng cấp để phục vụ hành khách. Trong giai đoạn hiện tại, đơn vị quản lý Ga Hà Nội là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng đã tiến hành nâng cấp, cải tạo, sửa chữa hàng năm đối với các hạng mục của Ga.

Một số hình ảnh Ga Hà Nội hiện nay:

af.png
Khu chờ đã được sửa sang sạch sẽ
img_1886.jpg
Khu vực sảnh tầng 2, 3 của khối giữa
img_1880.jpg
Góc nhìn từ phía trong Ga Hà Nội nhìn ra mặt sau của khối công trình nhà ga
img_1875.jpg
Một góc nhìn khác nhìn ra bên ngoài
img_1883.jpg
Lối đi bộ trong Ga
img_1881.jpg
Một góc nhìn phía mặt sau của khối chính nhà ga
img_1873.jpg
Phần cầu thang đã được tu sửa
img_1872.jpg
Nội thất phía trong ga đã nhiều lần được sửa chữa
img_1871.jpg
img_1849.jpg
Khu vực đi lại phía trong ga
img_1847.jpg
Nhiều khu vực cần được cải tạo.
img_1840.jpg
Khu vực làm việc của cán bộ công nhân viên Ga Hà Nội tại tầng 3 đang đợi sửa chữa, cải tạo
img_1830.jpg
img_1819.jpg
img_1818.jpg
img_1812.jpg
Khu vực tầng 1 đã được cải tạo
img_1811.jpg
img_1804.jpg
img_1741.jpg
img_1729.jpg
img_1745.jpg
img_1914.jpg
Một số cột chống trong khu vực các phòng ở Ga còn lưu giữ hình ảnh xưa

Theo đó, về hiện trạng công trình kiến trúc nhà ga Hà Nội: Hiện tại nhà ga gồm 03 khối, khối giữa là sảnh chính vào nhà ga và 02 khối 2 bên.

img_1799.jpg
Kết cấu chính là kết cấu tường gạch chịu lực, hệ dầm thép đỡ sàn

Năm 1972, khối giữa bị trúng bom hư hỏng nặng và đã được xây dựng lại với kiểu kiến trúc hiện đại. Khối này có kết cấu bê tông cốt thép, sàn panel bê tông, mái tôn trên hệ vì kèo thép.

Năm 2017, Khối giữa nhà ga Hà Nội đã được cải tạo, gia cố và lắp đặt thang máy phục vụ hành khách đi tàu, sửa chữa nội ngoại thất phòng đợi tầng 1, tầng 2, mái hiên tầng 1 nhà ga và các khu vệ sinh tầng 1, 2, 3.

img_1805(1).jpg

Khối nhà giữa có khung bê tông cốt thép sàn gác panel, mái tôn trên vì kèo thép, hiện nay cơ bản còn tốt, theo kết quả kiểm định năm 20 (kiểm định sàn nhà khu vực lắp thang cuốn).

Hai khối đợi tầu phía Bắc và Nam hiện tại, theo kết quả kiểm định năm 2018 có nhiều hạng mục cần phải sửa chữa và gia cố để đảm bảo an toàn.

Hai khối nhà Bắc và Nam:

+ Móng xây đá hộc và tường móng gạch chịu lực, lót móng bê tông đá dăm, gia cố nền dưới móng là cọc gỗ (1976 khi xây khối Giữa thấy như vậy).

+ Tường xây gạch chịu lực kết hợp cột thép (tại tầng 1, vị trí phòng đợi tàu);

+ Tường chia phòng tầng 2 nằm trên 02 dầm thép I (200*100). Sàn tầng 2 lát ván gỗ đặt trên hệ dầm thép I tại các phòng làm việc; Sàn xây gạch nung cuốn vòm giữa các dầm thép I tại hành lang, lát đá mảnh kiểu mozaic. 02 gian giáp khối Giữa đã sửa thành sàn gác panel U00*6000 từ năm 1976.

+ Sàn tầng 3 xây gạch nung cuốn vòm giữa các dầm thép I (gác lên tường chịu lực) tại toàn bộ các phòng làm việc và hành lang, lát gạch ceramic. 02 gian giáp khối Giữa đã sửa thành sàn gác panel U00*6000 từ 1976. Tầng 3, năm 1976 đã bỏ mái lợp đá kiểu Mansard (giống mái của 2 khối tháp), hiện gác panen U00*6000 trên tường gạch và lợp tôn chống thấm, nóng.

Mục tiêu hiện nay của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khi tiến hành nâng cấp, cải tạo, sửa chữa công trình Ga Hà Nội hàng năm là: Bảo đảm an toàn sử dụng cho công trình: Sửa chữa, khắc phục các hiện tượng lún, nghiêng, nứt, võng, thấm, dột. Khôi phục, gia cố, sửa chữa, thay thế các bộ phận hư hỏng.

Về nguyên tắc sửa chữa công trình: Giữ nguyên không thay đổi kiến trúc hiện tại và kết cấu hiện tại, phù hợp với hiện trạng của công trình và áp dụng các kỹ thuật xây dựng đương đại nhằm kéo dài thời hạn sử dụng.

z4868467260289_b990d69dfefb127f3a6f3e94ddec9a3e.jpg
Hình ảnh 3D phương án cải tạo Ga Hà Nội từng triển khai
z4868467256088_a870dafc96a6bb4fedada06832eb08ab.jpg
z4868467226958_8c44798492dbf6920c4e09078f85a39a.jpg
z4868467203618_68e708232174f969633c23894df6a707.jpg
z48684672617_5c93c3db9baff0ab0c125e890cdba661.jpg
z4868467177537_c770cc39f878af1bd69720a4418f81ca.jpg
z4868467197743_d34c902981667ea688a3904a330e5b.jpg
z4868467223972_17f436466ddfc8dafc60e812b1a9f083.jpg
z48684672716_111988813fa0163a76631f7dd410fb.jpg

Chia sẻ với PV Báo Công lý, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, Ga Hà Nội là một Ga lớn, Ga trung tâm của mạng lưới đường sắt Việt Nam. Với kiến trúc độc đáo, từ khi khánh thành đến nay, Ga Hà Nội đã trở thành một công trình văn hoá gắn liền với lịch sử phát triển của Thủ đô Hà Nội và cả đất nước. Với những giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc độc đáo như vậy, Tổng công ty Đường Sắt Việt Nam mong muốn xây dựng Ga Hà Nội trở thành một điểm đến du lịch, điểm đến văn hoá đối với người dân và du khách quốc tế, là tài sản giá trị chung của Thủ đô, của đất nước chứ không phải của riêng ngành Đường sắt. Về giá trị sử dụng, Đường sắt Việt Nam mong muốn được khai thác, sử dụng để phát huy nguồn lực xứng tầm với lợi thế trung tâm như các ga trên thế giới.

Nói về công tác bảo tồn của Ga Hà Nội, TS, KTS Trương Văn Quảng – Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, cho biết: “Rất tiếc hiện nay một số các công trình liên quan đến Hà Nội đã bị xuống cấp hoặc thay thế trong quá trình phát triển. Các công trình chợ đầu mối của Hà Nội rất hay, rất đẹp, như chợ Hôm, chợ Mơ, chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam. Những công trình mang cấu trúc đẹp đáng lẽ ra phải được giữ gìn, bảo tồn cho đúng. Nhưng khi xã hội thay đổi, những khu chợ mới được xây dựng lên thì thương lái đã không còn mặn mà với mô hình chợ cũ này. Đó là một ví dụ liên quan đến công tác bảo tồn.

Ga Hà Nội cũng vậy, đã qua thời gian trên 120 năm và cũng nhiều lần nâng cấp nhưng vẫn còn đó rất nhiều bất cập. Bởi ở giai đoạn đầu, hệ thống đường sắt rất tiên tiến nhưng theo thời gian nó đã không kịp sự phát triển của thời đại. Đó là vẫn duy trì cụm đường sắt 1m, công nghệ, hạ tầng đường kém và ngày càng xuống cấp, nên dù vẫn khai thác nhưng giá trị đã bị giảm đi rất nhiều. So với sự phát triển của đường bộ, đường hàng không thì đường sắt đã có độ trễ rất lớn.

Khối giữa cũng đã được xây dựng sau khi bị đánh sập bởi bom đạn. Tuy nhiên, ở thời điểm đó có thể phục hồi kịp thời để phục vụ nhu cầu đi lại, sử dụng của người dân là một điều cần thiết. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, “sự khập khiễng” trong cấu trúc của những khối toà nhà vẫn tồn tại và cần phải giải quyết. Như vậy, chúng ta phải tìm cách phục hồi lại theo cái kiến trúc cũ để đảm bảo tính tổng thể của một công trình có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng của Hà Nội. Và bảo tồn như thế nào lại là câu chuyện Ga Hà Nội phải đặt đúng vị trí, vị thế của công trình đó.

2-2-(1).png

Nếu chúng ta chỉ có Hà Nội công nhận nó là di tích cách mạng cũng không có vấn đề gì. Nhưng nó chưa đúng và chưa đủ. Trước tiên đối với đô thị Hà Nội nó phải là một di sản. Vì chỉ cần một vị thế này nó đã bao gồm hết tất cả những giá trị có liên quan. Thêm nữa, giá trị của ga phải trở thành di sản kiến trúc đô thị. Bởi trong đó nó có giá trị về nghệ thuật, giá trị về công năng sử dụng, giá trị về công nghệ và giá trị văn hóa đặc biệt là giá trị lịch sử”.

cac-thanh-phan-hop-thanh-he-gia-tri-kinh-te-cua-di-san-do-thi-nguon-tac-gia.png
Các thành phần hợp thành hệ giá trị kinh tế của di sản đô thị ( Nguồn: TS. KTS Nguyễn Quốc Tuân)

Với di sản đô thị, bảo tồn di sản khó có thể chỉ bảo tồn theo điểm giống như di tích, mà di sản đô thị là mảng, là vùng, là không gian đô thị.

so-do-su-cong-huong-gia-tri-cua-he-sinh-thai-di-san-do-thi(1).jpg
Sơ đồ sự cộng hưởng giá trị của hệ sinh thái di sản đô thị (Nguồn: TS. KTS Nguyễn Quốc Tuân)

Di sản đô thị không chỉ là những viên gạch, một ngôi nhà, những công trình lịch sử có giá trị, mà còn là không gian bao chứa và dung dưỡng cuộc sống đô thị, là một tuyến phố, một cảnh quan đô thị, là những hoạt động đô thị đã được tích lũy và làm giàu văn hóa qua nhiều thế hệ.

“Bảo tồn” không đối lập và cũng không mâu thuẫn với “phát triển”. Ngược lại, nếu chúng ta có cách làm tốt, thì bảo tồn di sản còn là chìa khóa để đô thị giàu có thêm về văn hóa, lịch sử, tăng sức hấp dẫn trong xây dựng hình ảnh đô thị, tăng khả năng thu hút khách du lịch và những công dân tài năng đến sinh sống, làm việc và cống hiến. Khi nói tới ứng xử với di sản, phải nói tới cặp phạm trù “bảo tồn” và “phát huy”. Bảo tồn cái gì và phát huy thế nào phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm, giá trị, bối cảnh và môi trường di sản ở mỗi địa điểm, khu vực di sản. Sức sống lâu bền của một đô thị nằm trong kí ức của những thế hệ dân cư.

Tuấn Dũng - Tuyết Nhung

Hình ảnh & đồ hoạ: Tuấn Dũng

Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bảo tồn Ga H Nội - Bi 3: Đặt đúng chỗ - Bảo tồn đúng tầm