Thnh cng Đại hội đồng IPU-132: Việt Nam phát huy cao nhất vai tr chủ nh, trách nhiệm thnh viên

Ngọc Hương| 01/04/20 16:44
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Với chủ đề “Các mục tiêu phát triển bền vững: Biến lời ni thnh hnh động”, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức tại H Nội từ ngy 28/3-1/4/20 đã thnh cng tốt đẹp.

Thành công này tạo điều kiện cho chúng ta tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đồng thời còn tạo đà thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch vào Việt Nam, cũng như của Việt Nam ra nước ngoài...

8/9 ý kiến của Việt Nam được ghi nhận

Đây có thể coi là sự kiện ngoại giao đa phương lớn nhất từ trước đến nay, là dịp để Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế về đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển, con người Việt Nam thân thiện, mến khách và nền văn hóa Việt Nam đa dạng, phong phú; qua đó cũng khẳng định sự đóng góp thiết thực, hiệu quả của Quốc hội Việt Nam đối với IPU. Sự kiện này đã thu hút sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao nhất của Nghị viện các nước, các tổ chức liên Nghị viện khu vực, các tổ chức quốc tế, các vị khách mời và phóng viên quốc tế.

Tại Đại hội đồng, các Ủy ban đã thảo luận rất nhiều nội dung liên quan đến hòa bình và an ninh, phát triển kinh tế, thương mại, dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, quản trị nước, chống khủng bố... Các đại biểu đã nêu giải pháp cụ thể của nước mình, đồng thời cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Nghị viện các nước, giữa các quốc gia, trong đó có vai trò rất quan trọng của Quốc hội, Nghị viện các nước nhằm xây dựng và bảo đảm thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững, biến lời nói thành hành động. Tại các phiên họp của các ủy ban, Đoàn Việt Nam đã phát huy cao nhất vai trò nước chủ nhà, trách nhiệm thành viên IPU, chủ động, tích cực đóng góp nhiều sáng kiến, đề xuất thiết thực và đã nhận được sự đồng thuận cao của các đoàn.

Thành công Đại hội đồng IPU-132: Việt Nam phát huy cao nhất vai trò chủ nhà, trách nhiệm thành viên

Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Phiên họp Ủy ban Thường trực về Tài chính.

Tại Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế, thảo luận về dự thảo Nghị quyết “Chiến tranh mạng - mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới”, các đại biểu đã thống nhất cao về sự cần thiết trong việc hoàn thiện một công ước quốc tế về mạng Internet, nhằm ngăn chặn các thế lực khủng bố có thể sử dụng internet để thực hiện tội ác của mình, đặc biệt là việc quyên góp nguồn tiền cho các hoạt động khủng bố, chiêu mộ và đầu độc cộng đồng bằng những ý tưởng bạo lực. Đề xuất của đoàn Việt Nam về việc bổ sung nội dung chống chiến tranh mạng vào cơ chế thảo luận và kiểm soát của Liên hợp quốc đã nhận được sự ủng hộ của các đoàn. Đến nay, dự thảo Nghị quyết “Chiến tranh mạng - mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và an ninh thế giới” đã được thông qua với sự đồng thuận cao của các thành viên.

Bên lề phiên họp, ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, đại diện đoàn Việt Nam chia sẻ: Qua các ngày làm việc, các đại biểu Ủy ban Thường trực về Hòa bình và An ninh quốc tế đã có những tham khảo tích cực và phát biểu những vấn đề liên quan đến tình hình chung trên thế giới. Đặc biệt lần này là vấn đề không gian mạng, chiến tranh mạng và nguy cơ của nó đối với hòa bình và an ninh thế giới. Bản cuối cùng của dự thảo Nghị quyết được thông qua, có 9 ý kiến của đoàn Việt Nam thì 8 ý kiến đã được ghi nhận đưa vào nghị quyết. Việt Nam khuyến nghị Liên minh Nghị viện Thế giới cần ra Tuyên bố chung kêu gọi các quốc gia cam kết không tấn công lẫn nhau trên không gian mạng dưới bất kỳ hình thức nào. Tổ chức Liên hợp quốc khẩn trương xây dựng Công ước quốc tế về bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng. Các quốc gia thành viên cần tăng cường hợp tác, trao đổi, đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật-công nghệ, chia sẻ thông tin về an ninh mạng và phòng, chống tội phạm mạng; phối hợp thành lập nhóm chuyên gia ứng cứu an ninh mạng khi có sự cố xảy ra. Các quốc gia thành viên tăng cường xây dựng năng lực an ninh thông tin thông qua các hoạt động như: Xây dựng và hoàn thiện hành lang nhằm quy định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các hoạt động trên mạng.              

Nghị quyết phải trở thành các hành động cụ thể

Tại Đại hội đồng lần này, Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền đã hoàn chỉnh và thông qua Dự thảo Nghị quyết “Luật pháp quốc tế trong vấn đề chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và quyền con người”. Đây là nghị quyết được soạn thảo từ Đại hội đồng IPU-131, do còn có ý kiến khác nhau nên chưa thông qua được.

Dự thảo đề cập 3 nội dung quan trọng là luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người. Dự thảo nhấn mạnh các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế và coi luật pháp quốc tế là một công cụ để điều chỉnh và xử lý các xung đột; nguyên tắc chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế tương thích với chủ quyền quốc gia; các quốc gia khẳng định quyền tự quyết và chống lại sự can thiệp của nước ngoài. Dự thảo Nghị quyết khẳng định luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn lấy quyền con người làm trung tâm. Kết quả là dự thảo Nghị quyết đã được thông qua với 37 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 10 phiếu trắng. Với tư cách là nước chủ nhà của Đại hội đồng IPU-132, Việt Nam đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy thông qua Dự thảo Nghị quyết quan trọng này.

Ủy ban Thường trực về Phát triển bền vững, Tài chính và Thương mại đã tiến hành thảo luận Nghị quyết “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước” với nhiều ý kiến đóng góp phong phú. Đã có quốc gia với 78 ý kiến đóng góp cho dự thảo; các ý kiến đều nhấn mạnh đến yếu tố trung tâm của con người trong quản trị, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn nước; chia sẻ quan ngại về tác động nghiêm trọng của tình trạng khan hiếm nước đối với cuộc sống của người dân và quá trình phát triển; khẳng định sự cần thiết phải tuân thủ luật pháp quốc tế, các thỏa thuận và công ước về nước đã được ký kết, đặc biệt là Công ước 1997 về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia.

Các đại biểu tham gia phiên họp tại Ủy ban Thường trực về Phát triển bền vững, Tài chính và Thương mại cũng đã nhất trí thông qua dự thảo Nghị quyết “Định hình cơ chế mới về quản trị nguồn nước: Thúc đẩy hành động của Nghị viện về vấn đề nước” với sự đồng thuận cao.

Là nghị viện thành viên của IPU, đoàn đại biểu Việt Nam đã tham gia đầy đủ, tích cực và hiệu quả vào hoạt động của các cơ chế chính thức, tham vấn và các hoạt động bên lề trong khuôn khổ Đại hội đồng IPU-132. Đồng thời là đại diện của nước chủ nhà, các đại biểu Quốc hội Việt Nam đã phát huy tinh thần tích cực, chủ động, tham gia có trách nhiệm vào việc thảo luận tại các phiên họp toàn thể, các cuộc họp của các Ủy ban, nhằm đóng góp thiết thực cho thành công của Đại hội đồng IPU-132.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thnh cng Đại hội đồng IPU-132: Việt Nam phát huy cao nhất vai tr chủ nh, trách nhiệm thnh viên