Khng thể để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí ti sản cng

PV| /06/2016 10:42
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Vấn đề thực hnh tiết kiệm chống lãng phí (THTK, CLP) l chủ trương chung của ton Đảng, ton dân nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn.

Trong cuộc họp mới đây, các Ủy viên UBTVQH cũng đã đề cập đến nội dung này và đề nghị phải chỉ rõ “địa chỉ” thất thoát, lãng phí để xử ký nghiêm minh, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Nhiều khoản chi chưa đúng quy định

Để thực hiện chương trình này, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, trong đó trọng tâm và trực tiếp là Quyết định số 365/QĐ-TTg ngày 17/3/20 về Chương trình tổng thể của Chính phủ về THTK, CLP năm 20, với mục tiêu tạo bước đột phá quan trọng trong chống lãng phí và thực hành tiết kiệm, góp phần tích cực bổ sung nguồn lực thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống, tiêu dùng của nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Để tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất, kinh doanh thúc đẩy tăng trưởng, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành và địa phương thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, quản lý và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường quản lý giá cả thị trường và nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư công, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Cụ thể là: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong điều hành tài chính - ngân sách; Tổ chức, điều hành dự toán ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật; Kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; Sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Nhà nước năm 2014 chủ yếu để ưu tiên trả nợ của các cấp ngân sách và thực hiện một số khoản chi theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước...

Kết quả THTK, CLP năm 20 cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác THTK, CLP, triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của đất nước, bảo vệ môi trường; tích cực rà soát hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật có liên quan để công tác THTK,CLP ngày càng hiệu quả, thiết thực trong đời sống. Công tác quản lý, sử dụng vốn, kinh phí và tài sản nhà nước có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực; từng bước khắc phục những yếu kém trong quản lý đầu tư xây dựng, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công; khắc phục có hiệu quả hơn tình trạng lãng phí trong sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán được đẩy mạnh, góp phần hạn chế thất thoát và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công.

Tuy nhiên, theo nhận định của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, qua giám sát cho thấy, bên cạnh những chuyển biến tích cực đáng khích lệ vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, yếu kém. Công tác quản lý thu NSNN còn hạn chế, tình trạng trốn thuế, nợ đọng thuế vẫn chưa được khắc phục triệt để làm ảnh hưởng đến công tác điều hành ngân sách nhà nước. Bộ máy Nhà nước còn cồng kềnh không chỉ gây kém hiệu quả mà còn là gánh nặng của chi NSNN. Tỷ lệ chi thường xuyên trong tổng chi NSNN lớn (67,7%). Việc chi NSNN còn biểu hiện chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, gây thất thoát, lãng phí NSNN. Công tác quản lý, sử dụng kinh phí thường xuyên của các cơ quan, đơn vị tuy có chuyển biến nhưng cũng còn hạn chế: sử dụng NSNN sai mục đích, vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định. Năm 20, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 32.000 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối thanh toán các khoản chi chưa đủ điều kiện chi theo quy định với số tiền khoảng 29 tỷ đồng.

Không thể để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản công

Bảo tàng Hà Nội qua 5 năm đi vào hoạt động nhưng hiệu quả sử dụng thấp

Đáng chú ý, tình trạng lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB vẫn còn nhiều và chậm được khắc phục. Việc chấp hành các quy định về quản lý đầu tư công ở một số nơi còn chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng phê duyệt nhiều dự án vượt quá khả năng cân đối vốn hoặc chưa thực sự cần thiết và cấp bách; bố trí vốn dàn trải, manh mún, dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án, gây lãng phí thời gian, vốn đầu tư; nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để. Một số công trình đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng hiệu quả còn thấp hoặc không thể đưa vào sử dụng. Tình trạng sai phạm trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN xảy ra trong hầu hết các khâu của quá trình đầu tư chưa có giải pháp khắc phục hữu hiệu, gây thất thoát, lãng phí NSNN.

Nhiều dự án “đắp chiếu” gây lãng phí

Vừa qua dư luận và ý kiến của cử tri cho rằng, vẫn còn có một số dự án sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước lãng phí, hiệu quả kém như: Đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông thi công chậm so với mục tiêu ban đầu, chi phí xây dựng đội lên cao so với dự toán, gây lãng phí tiền, tài sản Nhà nước, an toàn lao động trong thi công không được nhà thầu bảo đảm dẫn đến nhiều vụ tai nạn gây thiệt hại về người và tài sản trong thời gian qua; Bảo tàng Hà Nội qua gần 5 năm đi vào hoạt động hiệu quả sử dụng rất thấp; Dự án mở rộng Nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 trên 8.000 tỷ đồng vẫn “đắp chiếu” sau gần 10 năm thực hiện; ký túc xá sinh viên tại Hà Nội và một số tỉnh thành không có sinh viên sử dụng...Tình trạng giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất sai quy định, không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, sử dụng đất không đúng mục đích còn diễn ra phổ biến ở một số địa phương. Tiến độ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, đặc biệt cấp huyện, xã còn chậm. Việc xây dựng và áp dụng định mức sử dụng đất đối với các công trình, dự án chậm được triển khai, thực hiện; công tác thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương còn yếu kém, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư. Tình trạng để đất hoang hóa, quy hoạch treo vẫn chưa được khắc phục ở một số địa phương.

Để khắc phục tình trạng này, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, phải chỉ rõ “địa chỉ”, trách nhiệm gây lãng phí, tránh việc chỉ nêu chung chung là một số địa phương, một số nơi, dẫn đến chưa thấy rõ được trách nhiệm. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Đức Hải thì đề nghị cần phải báo cáo rõ, cụ thể với Quốc hội, các tổ chức, cá nhân làm tốt cũng như có sai phạm, gây thất thoát, lãng phí để biểu dương, khen thưởng kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng “điểm” những dự án mà dư luận cho rằng đầu tư lãng phí như Nhà máy Tơ sợi Đình Vũ ở Hải Phòng; Nhà máy Đạm Ninh Bình... đồng thời nêu kiến nghị “Nếu được, Quốc hội cần yêu cầu báo cáo cụ thể về những dự án này, trách nhiệm của chủ đầu tư, người đứng đầu. Về việc đề bạt cán bộ, những người có trách nhiệm và những người công tác tại các đơn vị trên hiện đã luân chuyển công tác đi đâu, làm gì khi để xảy ra dấu hiệu lãng phí nhiều tại các dự án trên", bà Nga nêu vấn đề.

 Liên quan đến vấn đề sử dụng xe công, tài sản công, nhiều ý kiến cho rằng, cần công khai hóa về tiêu chuẩn định mức sử dụng xe công đối với cán bộ, công chức để nhân dân giám sát. Vì cử tri và nhân dân rất quan tâm đến vấn đề sử dụng sai nguyên tắc, trên định mức với những tài sản như xe công và các mức chi tiêu trong hoạt động công vụ. Các ý kiến cũng cho rằng cần kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách; kịp thời chấn chỉnh, xử lý những sai phạm ngăn ngừa tình trạng vi phạm trong lĩnh vực phòng ngừa tham nhũng, lãng phí.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khng thể để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí ti sản cng