Nhiều năm d ng thuốc khng r nguồn gốc, người đn ng 47 tuổi rơi vo cảnh tn phế, các khớp tay biến dạng.
Tại Bệnh viện Da Liễu TP.HCM, mỗi năm có .000 lượt bệnh nhân vảy nến đến khám và điều trị. Một trong những biến chứng của bệnh là viêm khớp với các biểu hiệnnhư đau ở các khớp đầu gối, mắt cá chân, cùi chỏ, đau lưng khu vực cột sống, cứng khớp buổi sáng, viêm sưng ở ngón tay, ngón chân...
Tuy nhiên, thay vì đến cơ sở chuyên khoa, không ít bệnh nhân tìm đến thầy lang khiến tình trạng các khớp bị biến chứng rất nặng.
Biến chứng của bệnh vảy nến do dùng thuốc không rõ nguồn gốc
Mới đây, Bệnh viện Da Liễu TP.HCM vừa tiếp nhận một trường hợp bị bệnh vảy nến biến dạng các khớp do uống thuốc nam của thầy lang. Bệnh nhân là ông N.L.A. (47 tuổi, ngụ Đắk Lắk) nhập viện trong tình trạng đỏ da tróc vảy toàn thân, các khớp chân, tay, gối sưng to, biến dạng.
Theo lời kể, ông A. mắc bệnh vảy nến cách đây 12 năm. Suốt thời gian này, ông không vào bệnh viện mà đi khắp nơi tìm thuốc chữa bệnh và đến một thầy lang bốc thuốc nam để uống. Khi uống được một tháng, bệnh phát nặng hơn, toàn thân sưng đỏ, người sốt, các khớp sưng to, biến dạng.
TS.BS Nguyễn Trọng Hào - Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, viêm khớp vảy nến là một thể nặng của bệnh vảy nến và rất khó trị dứt điểm. Viêm khớp vảy nến nếu không được chữa trị sớm sẽ để lại hậu quả hết sức nặng nề, có thể gây ra tình trạng viêm khớp phá hủy, dẫn đến biến dạng khớp và tàn phế vĩnh viễn.
Hiện nay, bệnh vảy nến chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn, vì thế những quảng cáo như trị dứt điểm bệnh vảy nến hay chữa khỏi bệnh vảy nến đều không đúng sự thật.
“Để chữa trị viêm khớp vảy nến, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu và chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu mới khởi phát để kiểm soát bệnh. Tránh các nguy cơ bị biến dạng các khớp và tàn phế”, TS Hào lưu ý.