Tin địa phương

Bình Định công bố kết quả ý kiến cử tri về việc sáp nhập với Gia Lai

Đức Hồ 21/04/2025 - 12:11

Theo Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định, tại Trụ sở Tỉnh ủy Bình Định (TP. Quy Nhơn) vào chiều thứ Bảy (ngày 26/4), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định và Gia Lai sẽ họp bàn việc sáp nhập thành tỉnh mới.

Ngày 21/4, Sở Nội vụ tỉnh Bình Định tổ chức cuộc gặp các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn, để thông tin kết quả lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình về việc sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định thành tỉnh mới có tên gọi là tỉnh Gia Lai và sắp xếp, tổ chức lại 58 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định cho biết, đối với Đề án sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, kết quả có 98,38% cử tri tham gia đồng ý và 1,62% cử tri tham gia không đồng ý và 1,21% chưa tham gia ý kiến.

Đối với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Định, tỷ lệ cụ thể: Quy Nhơn đồng ý là 97,16%; thị xã An Nhơn 99,70%; thị xã Hoài Nhơn 99,40%; huyện Phù Cát 97,77%; huyện Phù Mỹ 98,58%; huyện Tuy Phước 99,02%; huyện Tây Sơn 99,40%; huyện Hoài Ân 97,%; huyện Vân Canh 98,32%; huyện Vĩnh Thạnh 98,09%; huyện An Lão 99,63%.

38955d6d-a407-4d55-a55c-d8c7598eb6e9.jpeg
Ông Lê Minh Tuấn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định thông tin tại buổi gặp các cơ quan báo chí.

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định cho hay, tại Bình Định tên gọi của cấp xã, phường mới không phải do cấp tỉnh đặt mà giao cho các địa phương, Ban Thường vụ Thành ủy, Huyện ủy họp bàn và đề xuất.

“Việc này đã tán thành nên không chỉnh sửa, chỉ trừ khi HĐND của các địa phương kiến nghị đổi tên, thì mới có quyết định khác”, ông Lê Minh Tuấn lý giải.

Vẫn theo ông Lê Minh Tuấn, nguyên tắc đặt tên cho xã phường mới, có nhiều cách nhau và mỗi tỉnh sẽ có cách làm khác và không thống nhất. Tại Bình Định, hầu hết các xã phường mới đều được đặt bằng cách giữ tên cấp huyện cũ đặt số thứ tự, để dễ sử dụng, dễ số hoá.

a65a2635-0916-45ab-bf33-efeae38f7fa3.jpeg
Nguyên tắc đặt tên cho xã phường mới, có nhiều cách nhau và mỗi tỉnh sẽ có cách làm khác và không thống nhất.

Chỉ có 3 địa phương là không gắn số thứ tự, trong đó TP. Quy Nhơn, TX. An Nhơn lấy lõi trung tâm làm trụ sở chính, sau đó các phường còn lại sẽ lấy theo 4 trục đông tây nam bắc, còn huyện miền núi An Lão, giữ tên các xã cũ”, ông Tuấn cho hay.

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Định cho biết, theo kết hoạch tại Trụ sở Tỉnh ủy Bình Định (TP. Quy Nhơn) vào chiều thứ Bảy (ngày 26/4), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định và Gia Lai sẽ họp bàn chuyện sáp nhập.

Đây là phiên họp bàn thứ hai của 2 tỉnh, phiên họp đầu tiên đã diễn ra tại tỉnh Gia Lai.

Đề án sáp nhập 2 tỉnh trên 30 trang, trong đó có phương án sắp xếp và công tác cán bộ. Trước mắt, sẽ bố trí 2 nơi làm việc, trung tâm sẽ đặt tại phường Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) và 1 cơ sở nữa đặt tại một phường tại Gia Lai, để giải quyết nhu cầu cấp thiết của người dân. Sau đó, sẽ có phương án tiếp theo, đảm bảo không gián đoạn công việc.

“Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định và Gia Lai sẽ họp bàn rất kỹ về phương án hỗ trợ việc đi lại, chỗ ở của cán bộ, cơ sở vật chất trụ sở làm việc và những vấn đề khác có liên quan, khi đặt tỉnh lỵ tại TP. Quy Nhơn sau sáp nhập”, ông Lê Minh Tuấn thông tin.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bình Định cng bố kết quả ý kiến cử tri về việc sáp nhập với Gia Lai