Chiều /1, UBND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức Họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 20 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh năm 2025.
Buổi Họp báo có chủ trì của lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận và tham dự các sở, ngành, cùng với đông đảo cơ quan báo chí địa phương và Trung ương trú đóng trên địa bàn.
Tại Họp báo, đại diện các cơ quan báo chí đã đưa ra nhiều câu hỏi liên quan đến tình hình phát triển KT-XH , quốc phòng, an ninh và phương hướng phát triển trong thời gian tới.
Theo đánh giá của UBND tỉnh Bình Thuận, địa phương đã triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 20 trong bối cảnh thế giới, khu vực còn nhiều biến động khó lường, nền kinh tế trong nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức tác động không nhỏ đến kế hoạch phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh.
Song, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Chính phủ, Tỉnh ủy, sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của HĐND tỉnh, với sự nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, nên tình hình KT-XH, quốc phòng, an ninh năm 20 của tỉnh đạt được một số kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực.
Cụ thể, kinh tế của tỉnh tiếp tục giữ mức tăng trưởng, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tăng 7,25% (xếp thứ 35/63 tỉnh, thành phố); Xếp thứ 9/14 các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung), trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 11,06%, nông nghiệp tăng 3,43%, dịch vụ tăng 7,6%.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. GRDP bình quân đầu người đạt 96,1 triệu đồng, tăng 8,96%; Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 58,4 triệu đồng, tăng 7,5%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 10,2% so với cùng kỳ năm 2023, nhất là sự tăng trưởng trở lại của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 7,5% (cùng kỳ giảm 8,05%) cho thấy sự phục hồi sau giai đoạn khó khăn; Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,7%.
Chú trọng xúc tiến đầu tư và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp vào các khu, cụm công nghiệp; Tạo điều kiện để các chủ đầu tư sớm hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, đền bù giải tỏa, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là các khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2 và Tân Đức.
Hoạt động du lịch diễn ra sôi động với nhiều lễ hội và sự kiện thể thao. Toàn tỉnh đón 9,68 triệu lượt khách, đạt 101,36% kế hoạch (tăng ,91% so với năm 2023), doanh thu 25.530 tỷ đồng, đạt 100,12% KH (tăng 14,44%); Sức hút của du lịch Bình Thuận và hiệu quả của các chính sách kích cầu, quảng bá du lịch.
Hoạt động thương mại, dịch vụ, vận tải, xuất nhập khẩu trở lại bình thường, thông suốt. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng ,72% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu hàng hóa tăng 11,26%, nhập khẩu tăng 14,86%, cho thấy tín hiệu tích cực của các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường trong điều kiện kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn.
Thu ngân sách nhà nước (NSNN) có nhiều cố gắng, tổng thu NSNN ước thực hiện 10.851 tỷ đồng, đạt 108,51% dự toán năm, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm 2023; Trong đó thu nội địa đạt 9.618 tỷ đồng, đạt 106,81% dự toán, tăng 2,48% so với cùng kỳ năm 2023. Hoạt động tín dụng trên địa bàn phát triển ổn định.
Giải ngân kế hoạch đầu công năm 20 tính đến ngày 10/01/2025 đã giải ngân 3.961 tỷ đồng, đạt 83,16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Công tác giải ngân vốn đầu tư công được tập trung chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu năm; Thường xuyên đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai dự án, giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án trọng điểm.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước tăng 10,64% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó vốn của doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 71,1%) tăng 12,2%.
Triển khai kịp thời các quy định mới của Trung ương, nhất là triển khai ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 20, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các nghị định hướng dẫn luật.
Công tác cải cách hành chính được tập trung chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm theo chủ đề của tỉnh. Việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại với nhân dân, doanh nghiệp và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện có nền nếp; Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm.
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống dịch bệnh thực hiện tốt; Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững; Chú trọng hoạt động thông tin, truyền thông; Chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời; Giải quyết việc làm thực hiện tốt. Công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội căn bản được giữ vững.
Dù vậy, UBND tỉnh Bình Thuận cũng nhận diện được những khó khăn, hạn chế như: Trong 17 chỉ tiêu KT-XH chủ yếu đề ra trong năm 20, dự kiến có 3 chỉ tiêu không đạt như: Tốc độ tăng trưởng GRDP tăng 7,25% (kế hoạch tăng 8 - 8,5%); Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội: 5,93% (kế hoạch tăng 6,4%); Chi đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương: 3.435,2 tỷ đồng (kế hoạch là 3.616 tỷ đồng).
Đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp đạt 23,66% kế hoạch. Số dự án chấp thuận chủ trương đầu tư giảm cả về số lượng (giảm 44,1%) và tổng vốn đăng ký (giảm 85,2%); Số doanh nghiệp thành lập mới giảm 10,77%, cho thấy việc thu hút đầu tư và môi trường kinh doanh còn nhiều thách thức và khó khăn nhất định.
Nhiều dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước còn vướng công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất; Quản lý đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, trật tự đô thị còn có mặt yếu kém; Tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán, tiêu thụ khoáng sản trái phép, lấn chiếm đất công, đất dự án, xây dựng trái phép, không phép trong năm vẫn xảy ra...
Trong năm 2025, UBND tỉnh Bình Thuận xác định nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm là sẽ thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển mạnh 3 trụ cột: Công nghiệp, du lịch, nông nghiệp. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GRDP hai con số theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Quyết liệt thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm; Thực hiện giao kế hoạch đầu tư công năm 2025 đảm bảo theo đúng quy định tại Luật Đầu tư công; Phân công theo dõi chi tiết từng dự án, từng công trình, từng chủ đầu tư để chỉ đạo, đôn đốc.
Phấn đấu thu ngân sách đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tập trung công tác quản lý thu, chi NSNN. Khai thác tốt các nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn, các nguồn thu còn tiềm năng, các nguồn thu từ đất, từ khai thác tài nguyên, khoáng sản. Trong đó, tập trung xác định giá đất cụ thể để các chủ đầu tư nộp tiền thuê đất, tiền sử dụng đất vào NSNN theo quy định.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính và cải thiện môi trường đầu tư. Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.
Tập trung thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chủ động, tích cực phòng, chống dịch bệnh. Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học. Mở rộng thị trường lao động, giải quyết việc làm hiệu quả hơn, gắn đào tạo nghề với nhu cầu doanh nghiệp. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội và chăm lo cho các gia đình chính sách, người nghèo...
Đặc biệt, tỉnh Bình Thuận sẽ phấn đấu thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, trong khuôn khổ Lễ công bố Quy hoạch tỉnh, UBND tỉnh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 dự án với tổng vốn đầu tư gần 2.100 tỷ đồng; Trao bảng ghi nhớ đăng ký đầu tư cho 7 nhà đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 127.000 tỷ đồng.
UBND tỉnh Bình Thuận cho biết đang khẩn trương hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy theo chủ trương của Trung ương, sau sắp xếp bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay một cách liên tục, thông suốt. Tỉnh sẽ làm tốt công tác tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, không để ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, nhất là các cơ quan đơn vị trong diện phải sắp xếp lại.