Luật Bảo hiểm xã hội 20 đã bổ sung quy định để tính lương hưu đối với người Việt Nam đi lao động nước ngoài có tham gia bảo hiểm xã hội ở nước ngoài...
Tại dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất cách tính lương hưu đối với người lao động có thời gian giam gia bảo hiểm xã hội ở nước ngoài.
Theo dự thảo, việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu, mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới năm được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 66 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ví dụ, ông C 62 tuổi, đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 1/3/2029, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam là 10 năm và thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Hàn Quốc là 5 năm.
Việc xem xét, giải quyết chế độ hưu trí đối với ông C được thực hiện căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, và Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc về bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để xét điều kiện hưởng lương hưu của ông C là tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam và Hàn Quốc: 10 năm + 5 năm = năm. Như vậy, ông C đủ điều kiện hưởng lương hưu.
Mức hưởng lương hưu ở Việt Nam được tính theo thời gian người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam:
Tỷ lệ hưởng lương hưu của ông C là: 10 năm x 2,25% = 22,5%.
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội đối với 10 năm đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam được tính theo quy định tại Điều 72 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Ngoài mức lương hưu được hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội của Việt Nam, ông C còn được hưởng chế độ hưu trí đối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại Hàn Quốc theo quy định của pháp luật của Hàn Quốc.