Bộ trưởng Bộ GDĐT: Kỳ thi THPT vẫn cần thiết

Ng Chuyên| 11/11/2021 21:04
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Chiều nay (11/11), trả lời chất vấn của Đại biểu quốc hội về c nên bỏ kỳ thi hay khng? Bộ trưởng Bộ GDĐT khẳng định, trước mắt việc thi kỳ thi THPT vẫn l cần thiết .

Kỳ thi THPT vẫn cần thiết

Giải thích lý do kỳ thi THPT cần thiết, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói: “Trước hết, kỳ thi THPT đã được luật hóa, bộ thực hiện theo quy định của luật và kỳ thi cũng có rất nhiều tác dụng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh và hiện tại nó vẫn là một trong các căn cứ để tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng”.

bo-truong-son.png
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn của Đại biểu quốc hội.

Theo đó, để chuẩn bị cho kỳ thi năm 2022, sắp tới, Bộ GDĐT đang lên phương án cho một hình thức thi linh hoạt hơn.

“Trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì căn cứ vào tình hình của đơn vị, của các tỉnh, thành, nhóm tỉnh, thành để có thể có một lịch thi thậm chí còn linh hoạt hơn cả năm 2021”, Bộ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Đồng thời, Bộ đang tính xây dựng một ngân hàng đề đủ lớn để có thể tổ hợp và cho phép thi nhiều lần hơn. Thậm chí có thể mỗi tỉnh một kế hoạch thi cũng không sao cả, nhưng như thế sẽ phức tạp cho việc tổ chức.

“Nếu như điều kiện cho phép tổ chức thi cùng một lịch hoặc từng nhóm sẽ tốt hơn, bất đắc dĩ vì dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp thì có thể thi một cách linh hoạt hơn nữa, nhưng trước mắt chúng tôi khẳng định việc thi vẫn là cần thiết”, Bộ trưởng Sơn khẳng định.

Bộ trưởng giải trình về thí sinh đạt gần 30 điểm vẫn trượt nguyện vọng 1

Trước câu hỏi chất vấn của các đại biểu quốc hội về việc thí sinh tốt nghiệp THPT điểm cao nhưng vẫn trượt đại học, có phải là do việc xây dựng chỉ tiêu và cách xét tuyển của các trường đại học hay không?

thi-thpt-quoc-gia-2016-336.jpg

Bộ trưởng Sơn lý giải: “Có nhiều nguyên nhân, năm vừa qua cũng có hiện tượng một số các học sinh điểm cao mà vẫn không đạt được nguyện vọng vào đại học nào.

Cụ thể chúng ta đều biết là có 165 học sinh phổ thông có số điểm cao từ 27 điểm trở lên, báo chí nói rằng đạt 30 điểm nhưng thực sự là điểm thi đạt là từ 27 điểm trở lên cộng với điểm ưu tiên.

Trong 165 em đạt điểm cao như vậy mà không đỗ nguyện vọng nào thì trong đó hầu hết là các học sinh chỉ đăng ký duy nhất một nguyện vọng vào chủ yếu các trường công an và các trường quân đội.

Cũng có một hiện tượng là các trường đặt ra quá nhiều cách xét tuyển. Mỗi một cách xét tuyển như vậy dành cho các nhóm thì chỉ tiêu cũng có phần ít, cho nên có ảnh hưởng đến việc xét trúng tuyển đó”.

Bộ trưởng Sơn cho biết thêm: “Việc tuyển sinh là quyền của các cơ sở giáo dục đại học theo luật quy định, nhưng các quyền đó cũng phải nằm trong các chế tài cho phép các quy định, bộ sẽ rà soát. Không nên có quá nhiều phương án xét tuyển trong một cơ sở giáo dục đại học được tuyên bố. Nó vừa phức tạp cho xã hội, thí sinh rất khó theo dõi và rủi ro cho người đăng ký là có. Việc đó tôi sẽ lưu ý đến”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Bộ GDĐT: Kỳ thi THPT vẫn cần thiết