Theo một nghiên cứu mới đây, loại bng tiết kiệm điện năng mới rất độc hại, khi bị vỡ loại bng ny c thể thải ra khí độc, các ha chất gây ung thư
Hiện nay, để tiết kiệm điện năng thì bóng đèn huỳnh quang compact (CFL) là lựa chọn hàng đầu cho những hộ gia đình và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Fraunhofer Wilhelm Klauditz (Cơ quan bảo vệ môi trường Liên bang của Đức), khi bóng tiết kiệm điện năng vỡ, chúng sẽ thải ra gấp 20 lần so với lượng thủy ngân tối đa được cho phép trong không khí.
Thủy ngân là chất độc rất hại cho thần kinh, đặc biệt là đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Nó có thể ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, thận và gan. Bên cạnh đó, nó cũng tác động tiêu cực đến cơ quan sinh sản, hệ miễn dịch và cơ quan tim mạch. Chất kịch độc này cũng liên quan tới tình trạng lo lắng, mất ngủ, đau đầu, mất trí, run, bệnh Alzheimer.
Bóng đèn tiết kiệm điện năng có thể ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, thận và gan
Không những thế, bóng đèn tiết kiệm điện năng còn thải ra môi trường rất nhiều tia UV cũng như tia tử ngoại. Các tia này có thể tấn công hệ miễn dịch, làm hỏng da, có thể ngăn chặn sự tổng hợp vitamin D – 3. Hơn nữa, các nghiên cứu còn cho thấy tia UV có hại cho da và mắt và có thể dẫn tới ung thư da.
Cũng theo như nghiên cứu được thực hiện bởi Peter Braun tại Phòng nghiên cứu của Berlin (Đức), loại bóng này có chứa các hóa chất gây ung thư. Trong đó có, styrene là loại hydrocarbon lỏng giống như xăng dầu; phenol là một loại axit dạng rắn giống như than đá và được sử dụng để điều chế hóa chất; naphthalene - một hợp chất tinh thể dễ bay hơi được sử dụng trong băng phiến và là nguyên liệu để sản xuất hóa chất, nó được sản xuất bằng cách chiết xuất than và có mùi rất nặng.
Không chỉ nguy hiểm với con người mà chúng còn là mối nguy hiểm đối với môi trường. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) khẳng định chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ, hơn một tỷ bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện được ném vào thùng rác mỗi năm.
Tại một số khu vực, một số bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện bị phá vỡ. Kết quả là một lượng đáng kể các chất thủy ngân từ những bóng đèn bị hỏng này phát tán vào không khí, nước và đất.
Thủy ngân có thể rò rỉ vào hệ thống nước hoặc trôi nổi trong không khí cho tới bề mặt của các lớp đất, do đó chất thủy ngân độc hại hiện diện ở những con cá mà chúng ta ăn và nguồn nước mà chúng ta uống.
Các nhà khoa học tại công ty Lenntec (công ty xử lý nước và không khí, có trụ sở chính đặt tại Delft, Hà Lan) giải thích rằng: phần lớn các loại phân bón nông nghiệp bị nhiễm thủy ngân được hấp thụ bởi các loại trái cây và rau chúng ta ăn hàng ngày. Các loại thức ăn và nước uống dùng cho chăn nuôi cũng có thể bị ô nhiễm thủy ngân và sau đó con người lại ăn thịt động vật bị nhiễm chất thủy ngân.
Tóm lại, loại bóng tiết kiệm điện năng rất độc và là chất thải nguy hiểm trong các hộ gia đình. Trong trường hợp, loại bóng này bị vỡ, cần mở tất cả các cửa và ra mọi người nên ra khỏi nhà ít nhất trong vòng phút.