Phát biểu tại buổi Họp báo vào chiều 17/7, thông tin về tình hình phát triển kinh tế- xã hội trong 6 tháng đầu năm 20, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng cho biết, chưa có khi nào mà hầu hết tất cả các chỉ tiêu của tỉnh đề ra có thành tích tốt như năm nay. Đây là bước đà để Thanh Hóa tăng tốc về đích trước 1 năm so với mục tiêu nhiệm kỳ.
Với tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển”; cùng với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực, cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 20 của tỉnh tiếp tục ổn định và phát triển.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 6 tháng đầu năm 20 ước đạt 11,5%1, đứng thứ 3 cả nước2 và đứng đầu nhóm 10 tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước; trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,4%; công nghiệp - xây dựng tăng 17,9% (công nghiệp 21,1%; xây dựng 8,6%); dịch vụ tăng 7,2%; thuế sản phẩm tăng 3,6%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả tích cực. Tổng diện tích gieo trồng vụ Đông Xuân đạt 237,7 nghìn ha, tương đương với cùng kỳ; sản lượng lương thực ước đạt 893 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ; năng suất lúa ước đạt 67,5 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Chăn nuôi phát triển ổn định, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Toàn tỉnh trồng mới được 6.100 ha rừng tập trung, bằng 61%. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước đạt 106.892 tấn, bằng 50,2% kế hoạch.
Sản xuất công nghiệp mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng vẫn phát triển mạnh; tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm ước đạt 21,1%; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng ,8%; nhiều sản phẩm công nghiệp chủ yếu có sản lượng tăng so với cùng kỳ. Đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) cũng như dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 94.392 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ. Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh; giá trị xuất khẩu ước đạt 2.881,6 triệu USD, tăng 21,9%; giá trị nhập khẩu ước đạt 5.612,7 triệu USD, tăng 30,8% so với cùng kỳ.
Hoạt động du lịch và vận tải tiếp tục khởi sắc; tổng lượng khách du lịch 6 tháng ước đạt 9.780,6 nghìn lượt, bằng 70,9% kế hoạch; tổng thu du lịch ước đạt 19.848,5 tỷ đồng, tăng 30,2%.
Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 20 ước đạt 27.348 tỷ đồng, bằng 76,9% dự toán, tăng 29,6%; chi ngân sách nhà nước ước đạt 19.926 tỷ đồng, bằng 46,2% dự toán, tăng 11,4% so với cùng kỳ.
Tính đến hết tháng 6 giải ngân đầu tư công đạt 53,93% tổng kế hoạch vốn năm 20, đứng đầu các tỉnh, thành phố về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công.Trong 6 tháng đầu năm, đã thành lập mới 1.634 doanh nghiệp, bằng 54,4%, tăng 14,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ, với tổng vốn điều lệ đăng ký đạt 14.058 tỷ đồng, tăng 48,9%, vốn đăng ký bình quân đạt 8,6 tỷ đồng/doanh nghiệp. Thành lập mới 32 hợp tác xã.
Hoạt động khoa học - công nghệ tiếp tục được thực hiện theo hướng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ, phục vụ sản xuất và đời sống. Đã tập trung tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, sự kiện quan trọng của đất nước và của tỉnh; 6 tháng đầu năm, có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; các hoạt động văn hóa, thể thao với nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, giữ gìn nét đẹp văn hóa cổ truyền của các dân tộc trong tỉnh được tổ chức sôi nổi, thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia.
Hoạt động giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm và đạt kết quả tích cực; tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023 - 20, toàn tỉnh có 84/90 học sinh dự thi đoạt giải, dẫn đầu cả nước về tỷ lệ thí sinh dự thi đạt giải (93%) và xếp thứ 4 toàn quốc về số lượng thí sinh đạt giải nhất; có 04 học sinh đạt giải tại các kỳ thi Olympic khu vực, trong đó có 01 học sinh được chọn vào đội tuyển dự thi Olympic quốc tế môn Vật lý.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2023 của tỉnh xếp thứ 30 cả nước, tăng 17 bậc so với năm 2022; Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023 và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023 xếp thứ 13 cả nước; Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 xếp thứ 25 cả nước. Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết đúng và trước hạn đạt trên 99,9%.
Các đơn vị đã tổ chức 348 cuộc thanh tra; phát hiện sai phạm 31,4 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 23,5 tỷ đồng, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 188 tổ chức, 255 cá nhân; kiến nghị xử lý hình sự 01 vụ. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định, tình hình khiếu nại, tố cáo có chiều hướng giảm; các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh đã giải quyết 413 vụ khiếu nại và 27 vụ tố cáo. Công tác phòng chống tham nhũng được chú trọng; đã tiến hành chuyển đổi vị trí công tác của 128 cán bộ, công chức, viên chức.
Bên cạnh những kết quả đạt được, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cũng thẳng thắn thừa nhận việc thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm 20 trên địa bàn tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả, tập trung triển khai thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra.
Tại cuộc họp báo, nhiều phóng viên đã đặt nhiều câu hỏi cho lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương về những vấn đề mà báo chí đã phản ánh trong thời gian qua. Đặc biệt là vấn đề môi trường quanh các trại chăn nuôi lợn; xử lý các xưởng thu mua gỗ keo; trật tự xây dựng tại các địa phương, khu Kinh tế Nghi Sơn; Sự cố 2 mẹ con sản phụ tử vong tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vĩnh Lộc…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng đã mời các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương trả lời, giải đáp các câu hỏi của phóng viên. Một số nội dung khác giao cho các đơn vị có liên quan trả lời bằng văn bản.