TP.HCM và Tây Ninh phấn đấu khởi công dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài vào quý II/2025 và hoàn thành vào cuối năm 2027.
Ngày 2/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (giai đoạn 1) theo hình thức hợp đồng BOT.
Ngay sau khi được Chính phủ phê duyệt, Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông - chủ đầu tư) đang triển khai nhiều đầu việc chuẩn bị xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài.
Từ nay đến cuối năm 20, TP.HCM sẽ phối hợp với Tây Ninh thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), xây dựng ranh bồi thường. Dự kiến sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 409ha.
Dự án này áp dụng các cơ chế đặc thù tương tự như dự án Vành đai 3 TP.HCM, việc tách GPMB thành dự án độc lập, thực hiện song song với xây lắp giúp tiết kiệm thời gian từ 6-8 tháng trong quá trình thực hiện.
Nhóm việc thứ hai là chuẩn bị dự án đầu tư xây lắp bao gồm lập dự án, phê duyệt dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, tuyển chọn tư vấn, thiết kế kỹ thuật, chọn nhà thầu xây lắp.
TP.HCM và Tây Ninh phấn đấu khởi công dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài vào quý II/2025 và hoàn thành vào cuối năm 2027.
Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dài 51km, trong đó đoạn qua TP.HCM hơn km, đoạn qua Tây Ninh hơn 26km.
Điểm đầu giao với vành đai 3 TP.HCM thuộc huyện Củ Chi; điểm cuối kết nối với Quốc lộ 22 thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
Giai đoạn 1, dự án xây dựng 4 làn xe, chiều rộng nền 25,5m, giải phóng mặt bằng 6 làn xe cao tốc, vận tốc thiết kế 120km/h.
Tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là 19.617 tỷ đồng, được phân chia thành 4 dự án thành phần.
Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc theo hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Ba dự án thành phần còn lại thực hiện đầu tư công. Trong đó, dự án thành phần 2 xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc khoảng 2.422 tỷ đồng.
Dự án thành phần 3 sẽ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua TPHCM khoảng 5.270 tỷ đồng.
Dự án thành phần 4 bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đoạn qua tỉnh Tây Ninh khoảng 1.504 tỷ đồng.
Mục tiêu của dự án là đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 22, hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường vành đai có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải TP.HCM - Tây Ninh.
Đồng thời, phát triển chuỗi công nghiệp, đô thị Mộc Bài - TP.HCM - cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM và Tây Ninh và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ.