Giao thông

Cầu, hầm đi bộ không chỉ để đi bộ?

Tuấn Dũng 27/08/2023 - 07:05

Trong thời gian gần đây theo phản ánh của nhiều người dân, xung quanh một số cầu và hầm đi bộ ở TP Hà Nội đã trở thành điểm kinh doanh thương mại, diễn ra các hoạt động ảnh hưởng lớn đến công năng chính của các công trình giao thông này.

Hiện tại, tại thành phố Hà Nội, có khoảng 70 cây cầu đi bộ và 23 hầm đi bộ được xây dựng tại các vị trí quan trọng như nút giao cắt đường và khu vực gần các cơ sở y tế, trường học và những nơi có mật độ giao thông cao.

Theo ghi nhận của PV Báo Công lý, tại một số cầu vượt đi bộ khu vực bệnh viện K Tân Triều (huyện Thanh Trì, TP Hà Nội), cầu vượt đi bộ trước cổng bệnh viện Bạch Mai (quận Đống Đa, TP Hà Nội), hầm dành cho người đi bộ trên đường Khuất Duy Tiến (quận Thanh Xuân, TP Hà Nội), hầm dành cho người đi bộ khu vực đường Phạm Hùng (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã từ lâu xuất hiện việc lấn chiếm không gian trong và xung quanh cầu vượt đi bộ, hầm đi bộ gây mất an ninh trật tự.

3.jpg
Tràn lan xe cộ dừng, đỗ xung quanh cửa bệnh viện K Tân Triều và lối lên cầu vượt đi bộ.
4.jpg
Hiện tượng tắc đường diễn ra gần như tất cả các khung giờ tại đây.
6.jpg
Ô tô, xe máy thi nhau đỗ dưới lòng đường, trên vỉa hè đón khách và người thân.
7.jpg
Xe máy đỗ kín dưới chân cầu vượt đi bộ.
8.jpg
Một bên cầu vượt cũng bị tận dụng làm điểm trông, đỗ xe.
9.jpg
Hành khách đi bộ gần như không còn lối lên xuống, qua lại đây.
10.jpg
Các hộ kinh doanh thuốc nam, thuốc bắc, mái bạt của các hộ kinh doanh xung quanh chiếm dụng không gian cầu vượt.

Chị H.T.D một bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện K Tân Triều cho biết: "Tôi đang phải điều trị lâu dài tại bệnh viện. Áp lực bệnh tật, áp lực tài chính giờ thêm cả áp lực mỗi khi đi ra cửa bệnh viện vì lượng xe qua lại đây quá đông. Tôi nhiều khi muốn lên cầu vượt sang đường cho an toàn, nhưng bị chắn hết lối đi vì các bãi xe tự phát. Đành chịu phải đi bộ qua đường dù biết nguy hiểm và nắng nóng hơn".

11.jpg
Cảnh tượng hỗn loạn tại đây.
12.jpg
Một phía cầu vượt bị cản trở lên xuống bởi vỏ dừa, đồ dùng của hàng quán xung quanh.
13.jpg
Nhiều phương tiện thi nhau để bừa bãi xung quanh cầu vượt.
14.jpg
Khu vực chân cầu vượt gần bệnh viện Bạch Mai không khả quan hơn khi cũng không ít các hộ kinh doanh bám vào không gian xung quanh cầu vượt mưu sinh. Cảnh tượng nhếch nhác, xô bồ diễn ra hàng ngày.
.jpg
Các tiểu thương bày bán đồ ăn, đồ uống ngập tràn không gian bên trong cầu vượt.
17.jpg
Bày bán hàng hóa làm cản trở hành khách qua lại đây.
16.jpg
Cảnh tượng chật chội trong không gian đi bộ trên cầu vượt.

Anh H.V.T bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Bạch Mai cho hay: "Tôi đi qua lại trên cầu vượt hàng ngày vì đang chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai. Chứng kiến cảnh chèo kéo khách của người bán hàng trên cầu như cơm bữa. Cực chẳng đã phải đi qua đây, nhưng thật sự khó chịu vì sự chật chội do không gian bị lấn chiếm và lo sợ bị móc túi".

18.jpg
Việc mua bán ồn ã diễn ra hàng ngày khiến cho an ninh tại cầu vượt không đảm bảo. Nhiều đối tượng xấu có thể trà trộn vào đám đông, lợi dụng việc chen lấn xô đẩy để móc túi hay cướp giật. Hành khách ăn uống cũng vô tư xả rác ra mặt cầu làm cho bộ mặt đô thị của Thủ đô thật xấu xí.
19.jpg
Các chân cầu đều bị tận dụng làm nơi trông giữ phương tiện giao thông.
20.jpg
Các lối đi lên cầu đều bị lấn chiếm để kinh doanh đủ mặt hàng.
22.jpg
Hàng quán bủa vây tứ phía chân cầu vượt.
1.jpg
Hầm dành cho người đi bộ trên đường Khuất Duy Tiến không ngoại lệ khi bị hàng loạt bãi xe tự phát để xung quanh, đồ đạc của các hộ dân cũng bị vứt lung tung quanh cửa hầm khiến không gian đi bộ bị ảnh hưởng không nhỏ.
2.jpg
Một cửa hầm đi bộ trên đường Phạm Hùng cũng có hàng quán buôn bán và để đồ đạc tràn lan tại lối lên xuống và cửa hầm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cầu, hầm đi bộ khng chỉ để đi bộ?