Dự án Luật Giá sẽ được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến trong ngy hm nay, 18-11. Một trong các nội dung quan trọng của dự án luật ny l vấn đề bình ổn giá; hng ha, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá; thẩm quyền quyết định v cng bố biện pháp bình ổn giá.
Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội cho rằng, bản thân chính sách bình ổn giá hiện chứa đựng nhiều điểm bất cập, chưa bảo đảm tính công bằng do cơ bản chỉ áp dụng ở một số thành phố lớn, tại các siêu thị, cửa hàng lớn, những nơi người nghèo không thể tiếp cận. Đặc biệt, việc áp dụng chính sách không đi đôi với biện pháp kiểm soát thực hiện dẫn đến lợi dụng chính sách để đầu cơ trục lợi, người dân không được hưởng ưu đãi, sử dụng ngân sách nhà nước lãng phí, kém hiệu quả, đã tạo dư luận không tốt trong một bộ phận người tiêu dùng.
Vì vậy, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị quy định theo hướng: Phải bảo đảm tính công bằng khi triển khai thực hiện chính sách; Bổ sung biện pháp kiểm soát, cơ chế xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong tổ chức thực hiện; Có chế tài nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trình dự án Luật Giá trước Quốc hội chiều 3-11
Về tiêu chí xác định và danh mục hàng hóa bình ổn giá: Đa số ý kiến cho rằng tiêu chí chưa cụ thể; phạm vi hàng hóa, dịch vụ được xác định khá rộng, chưa tạo căn cứ để lựa chọn đúng mặt hàng phải được bình ổn tại thời điểm giá cả diễn biến bất thường; Việc giao Chính phủ quy định danh mục hàng hóa, dịch vụ là chưa hợp lý vì những mặt hàng thuộc diện bình ổn giá là những mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thuốc chữa bệnh, lương thực...; hiện đang được quy định trong Nghị định với phạm vi khá rộng và cơ bản ổn định trong tổ chức thực hiện. Do vậy, việc luật hóa danh mục này hoàn toàn bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời so với diễn biến của thực tiễn.
Bên cạnh đó, để bảo đảm tính minh bạch, cụ thể, ổn định, tạo căn cứ cho điều hành giá cả, giúp doanh nghiệp hoạch định kế hoạch kinh doanh thì việc quy định trong Luật về danh mục hàng hóa bình ổn giá là cần thiết. Căn cứ vào danh mục này, Chính phủ lựa chọn mặt hàng cụ thể để áp dụng bình ổn phù hợp với thời điểm, điều kiện cụ thể.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, trong các đạo luật về giá đều quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện bình ổn giá. Vì vậy, Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, cùng với việc xác định tiêu chí cụ thể hơn nữa, cần quy định kèm theo mỗi tiêu chí là loại hàng hóa tương ứng thuộc diện bình ổn giá…
Trung Nguyễn