Chính trị

Chống thất thoát, lãng phí khi sáp nhập

Duy Tuấn /04/2025 - :01

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, năm 2025- 2026, chúng ta thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Do vậy, phải tập trung quản lý tài chính, trụ sở- tài sản công dôi dư sau sáp nhập. “Làm sao phải chống thất thoát, chống lãng phí, chống tiêu cực, đưa vào sử dụng hiệu quả”- Phó Chủ tịch nhấn mạnh.

Tiếp tục chương trình làm việc phiên họp 44, sáng /4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nghe Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTK, CLP) năm 20.

Chuyển cơ quan điều tra xử lý 269 vụ, 173 đối tượng về lãng phí

Trình bày Báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, về công tác thanh tra góp phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, năm 20, ngành Thanh tra đã triển khai 6.673 cuộc thanh tra hành chính và 118.983 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (đã lồng ghép nội dung thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào nội dung thanh tra trách nhiệm, thanh tra hành chính); phát hiện vi phạm về kinh tế 7.585 tỷ đồng, 5 ha đất; kiến nghị thu hồi 85.403 tỷ đồng và thu hồi 41 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 72.183 tỷ đồng, 204 ha đất; ban hành 105.108 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân, với số tiền 4.0 tỷ đồng;

t4.jpeg
Toàn cảnh phiên họp.

Đáng chú ý, qua thanh tra, đã kiến nghị xem xét, xử lý hành chính đối với 2.360 tập thể và 9.017 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xem xét, xử lý 269 vụ, 173 đối tượng.

Thẩm tra báo cáo này, UBTVQH cho rằng, tình trạng lãng phí, vi phạm trong quản lý, sử dụng tài nguyên đất: đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng; đất của các nông, lâm trường để hoang hóa sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán… còn diễn ra ở nhiều nơi. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, không rõ trách nhiệm; việc sắp xếp, kiện toàn tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn một số bất cập, đang được xem xét, giải quyết rất quyết liệt.

t1.jpeg
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng.

Đặc biệt, còn tồn tại tình trạng một số Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chưa quan tâm, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; chưa phân cấp kiểm tra hiện trạng nhà, đất; việc lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất còn chậm.

Về lập pháp, tình trạng xin rút, xin lùi khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn diễn ra, một số Bộ, ngành chưa thực hiện đúng kế hoạch lập pháp, chậm đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, chậm gửi cho các cơ quan thẩm tra. Một số dự án luật chưa bảo đảm chất lượng, hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chưa được nghiên cứu kỹ về phạm vi điều chỉnh, tác động của chính sách trong dự án luật; một số dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Công tác dự báo kết quả thu NSNN năm 20 phục vụ việc lập dự toán NSNN năm 2025 và nhiều năm gần đây "chưa thực sự sát thực tiễn, có sự chênh lệch khá lớn giữa số đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 và dự toán". Tình hình nợ đọng thuế cao, có xu hướng tăng so với năm 2023. Tình trạng giải ngân chậm chưa được khắc phục triệt để; chi chuyển nguồn còn lớn, chậm được khắc phục, 'gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn'.

Sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Từ hạn chế nêu trên, UBTVQH kiến nghị Chính phủ tập trung thể chế hóa chủ trương của Đảng về THTK, CLP, đặc biệt là Chỉ thị số 27-CT/TW, ý kiến chỉ đạo của Tổng bí thư Tô Lâm về chống lãng phí.

Tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí, xác định rõ vướng mắc, bất cập, đề xuất phương án xử lý đảm bảo hiệu quả. “Sớm tổng kết, sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.

t5.jpeg
Các đại biểu tham dự phiên họp.

Đẩy mạnh công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất; rà soát, chuyển giao các cơ sở nhà, đất kém hiệu quả do các cơ quan Trung ương quản lý về cho địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; quản lý chặt chẽ, có phương án xử lý tình trạng để hoang hóa, lãng phí nhà ở công vụ, công trình phúc lợi công cộng; có kế hoạch tổng thể về quản lý, sử dụng hiệu quả trụ sở làm việc sau tinh gọn tổ chức bộ máy để bố trí cho các công trình phúc lợi công cộng, cơ sở khám, chữa bệnh, trạm y tế xã, phường tại một số địa phương hoặc có phương án khai thác, sử dụng hiệu quả, kịp thời.

Đẩy mạnh xử lý tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường, các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.

Chống thất thoát khi sáp nhập, chuyển đổi

Nêu ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, báo cáo của Chính phủ chưa đề cập các vấn đề tồn tại cụ thể, chi tiết. Nhấn mạnh, bối cảnh hiện nay Đảng, Nhà nước đã đổi tên "Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng- tiêu cực" thành "Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng- lãng phí- tiêu cực". Việc bổ sung cụm từ “lãng phí” đã được luật hoá từ lâu cho thấy Đảng, nhà nước hết sức quan tâm đến “tiết kiệm, chống lãng phí’.

t2.jpeg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng- lãng phí- tiêu cực yêu cầu các cơ quan, đơn vị rà soát các công trình, dự án lãng phí, tiêu cực với các chỉ đạo cụ thể. Do vậy, Báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí "cần cập nhật thêm các báo cáo này”.

Lấy ví dự về lãng phí từ 2 dự án bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức thời gian qua hay dự án trụ sở Tổng công ty xi măng- “tiểu Kengnam”, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cập nhật vào báo cáo, làm rõ tình trạng lãng phí và đề xuất giải pháp cụ thể.

Đặc biệt, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị năm 2026, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tập trung rà soát tất cả các dự án chậm triển khai; có giải pháp tháo gỡ hiệu quả để khơi thông nguồn lực. Tập trung rà soát tài sản công sử dụng không hiệu quả.

t3.jpeg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại phiên họp.

Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định nêu vấn đề năm 2025, 2026, chúng ta thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy. Do vậy, việc quản lý tài chính, tài sản, chống thất thoát khi sáp nhập, chuyển đổi; vấn đề trụ sở- tài sản công dôi dư sau sáp nhập... cần tập trung giải quyết nhanh gọn, hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chống thất thoát, lãng phí khi sáp nhập