Chuyển đổi số trong cng tác phổ biến giáo dục pháp luật

Mai Thoa| 09/12/2020 06:06
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Sáng nay 8/12, Bộ Tư pháp v Bộ Thng tin v truyền thng (Bộ TT&TT) tổ chức Tọa đm: “Chuyển đổi số trong cng tác phổ biến, giáo dục pháp luật". Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh chủ trì buổi tọa đm.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết: Hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tác động mạnh mẽ đối với tất cả các quốc gia, dân tộc; tạo ra nhiều thay đổi trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của nước ta.

Trong bối cảnh đó, đòi hỏi cần có sự đổi mới trong quản trị Nhà nước, quản lý xã hội nói chung và công tác tổ chức thi hành pháp luật, thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) nói riêng.

08122020-tt-tinh-hop-chuyen-doi-so-pbgdpl8.jpg

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh

Việc tổ chức Tọa đàm có ý nghĩa rất quan trọng, khẳng định sự cần thiết, vị trí, vai trò của chuyển đổi số trong công tác PBGDPL; đồng thời, đây cũng là diễn đàn để chia sẻ các mô hình hay, cách làm hiệu quả, kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL; xác định các giải pháp công nghệ hiệu quả để thực hiện chuyển đổi số công tác PBGDPL. Kết quả của Tọa đàm sẽ là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan trọng để Bộ Tư pháp triển khai thực hiện các giải pháp, lộ trình thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL phù hợp với bối cảnh và yêu cầu công tác PBGDPL trong tình hình mới.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, chuyển đổi số trong phổ biến, giáo dục pháp luật là cách tiếp cận mới và chính sự phát triển nhanh của công nghệ số đã giải quyết được một số vấn đề, như: nền tảng công nghệ số cho phép người dân và doanh nghiệp cùng tham gia vào ngay từ đầu trong quá trình xây dựng văn bản;

Nền tảng công nghệ mạng xã hội Việt Nam cho phép thực hiện cá thể hóa phụ thuộc vào mối quan tâm của từng người, thời điểm phù hợp để truyền tải thông tin đến người dùng đạt hiệu quả…Thứ trưởng Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh, cơ quan này cũng đặt mục tiêu “mỗi người dân một Smartphone, mỗi hộ gia đình một đường cáp quang”, đây là một kênh thông tin quan trọng để lan tỏa, phổ biến giáo dục pháp luật.

Trình bày tham luận “Yêu cầu chuyển đổi số trong công tác PBGDPL để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 80-KL/TW của Ban Bí thư”, Ông Phan Hồng Nguyên, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết:

Công tác PBGDPL thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực cả về nhận thức, lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện. Nội dung, hình thức PBGDPL đã có sự đổi mới, phù hợp hơn với từng đối tượng, địa bàn, trong đó, hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác PBGDPL đã từng bước được chú trọng triển khai và đạt được kết quả bước đầu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PBGDPL vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục như: Hoạt động PBGDPL ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị còn mang tính hình thức, chưa thực chất, hiệu quả. Việc hướng dẫn nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả ở nhiều nơi chưa được chú trọng. Định hướng nội dung PBGDPL đôi lúc còn dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm. Một số hình thức PBGDPL chưa phù hợp với đối tượng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL chưa tương xứng với yêu cầu thực tế. Dữ liệu hỏi đáp pháp luật trên môi trường mạng phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng, tìm hiểu pháp luật của người dân còn chưa phong phú, đôi khi trùng lặp, chưa kịp thời, chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân, doanh nghiệp.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, công nghệ số, công tác PBGDPL đang đứng trước những đòi hỏi, thách thức mới cần phải có sự thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm.

Cần phải thay đổi tổng thể

Công tác PBGDPL trong thời gian tới phải đảm bảo sự đổi mới nhằm thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số trong công tác PBGDPL là tất yếu, là một trong những giải pháp căn cơ, có tính đột phá để thay đổi tổng thể, toàn diện diện mạo, cách thức PBGDPL dựa trên sự phát triển của các công nghệ số, tạo điều kiện cho người dân tự học tập, tìm hiểu pháp luật, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân.

z2217411275581_94b6971bef50ea80a7132d8c5e08cd.jpg

Từ đó sẽ giúp cho hoạt động PBGDPL không bị giới hạn về không gian, tạo sự lan toả rộng lớn và nhanh chóng các thông tin pháp luật chính thống; nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của cơ quan nhà nước; giúp người dân dễ dàng, thuận lợi trong khai thác, sử dụng pháp luật để bảo vệ và thực thi các quyền, nghĩa vụ pháp lý.

Đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cũng khẳng định: Giải pháp chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới, có thể thực hiện chuyển đổi số trong công tác PBGDPL như: Phát triển nền tảng để người dân, doanh nghiệp, CQNN tra cứu pháp luật dưới dạng hỏi - đáp, tình huống. Phát triển ứng dụng để khi người dân, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước có câu hỏi hay vấn đề gì cần biết về quy định pháp luật thì chỉ cần hỏi một câu trong ứng dụng là sẽ có câu trả lời cụ thể chứ không chỉ là tra cứu văn bản;

Phát triển nền tảng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giải đáp pháp luật từ xa. Giống như nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa, chúng ta có thể phát triển một nền tảng tương tự để tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giải đáp pháp luật từ xa phục vụ cho các đối tượng người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, các ý kiến đồng tình với việc cần thiết và tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong PBGDPL.

Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ đề nghị công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến GDPL cần ngắn gọn, trực diện và những nội dung thiết thực nhất đối với DN.

Đại diện Bộ Công an cũng cho rằng, chuyển đổi số trong công tác PB là cần thiết; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đưa pháp luật vào. Để thực hiện được cho các đối tượng và đối tượng đặc thù như vùng sâu vùng xa, trong trại giam; kết hợp chuyển đối số gắn với các phương pháp tuyên truyền pháp luật truyền thống mới đạt hiệu quả cao.

Lãnh đạo Bộ Tư pháp cũng cho biết, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với Bộ TT&TT đề xuất xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ thông qua Đề án chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương và các địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số trong cng tác phổ biến giáo dục pháp luật