Theo chuyên gia về kinh tế, lạm phát ở các nước phát triển đã qua đỉnh v Việt Nam cũng vậy.
Tại sự kiện "FiinGroup Invest Summit: Điểm sáng Đầu tư năm 2023", PGS. TS. Phạm Thế Anh, Chuyên gia Kinh tế - Vĩ mô, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô Đại học Kinh tế Quốc dân dự báo, lạm phát trung bình cả năm 2023 nhiều khả năng ở dưới mức 3,5%.
Lý giải cho dự báo trên, chuyên gia Phạm Thế Anh cho biết, lạm phát năm 2022 tăng dần qua từng quý và đến tháng 1 năm nay lên đến đỉnh điểm 4,89% (yoy). Nếu tính yoy, tháng 1/2023 sẽ là đỉnh lạm phát, từ tháng 2 trở đi, lạm phát sẽ giảm dần và xuống mức 3-3,5% trong vòng 2-3 tháng tới.
Nguyên nhân là do sức cầu tiêu dùng hiện khá yếu, sức cầu yếu đến 5 nguyên nhân. Trong đó, nổi trội là từ thu nhập sụt giảm, tăng trưởng kinh tế chậm lại, chi tiêu giảm.
Nguyên nhân thứ hai là các thị trường tài sản của Việt Nam có sự giảm giá rất mạnh, vốn hoá của thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu giảm mạnh trong những tháng vừa qua.
Mặt bằng lãi suất ở mức cao như hiện nay cũng làm cho chi phí cơ hội của việc tiêu dùng đắt đỏ hơn khiến người dân có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn, do đó cũng ảnh hưởng đến sức cầu, đây là nguyên nhân thứ ba, ông Thế Anh chỉ ra.
Thứ tư là tăng trưởng tiền tệ, trong năm qua, lần đầu tiên Việt Nam có tăng trưởng cung tiền rất thấp, chỉ dưới 4%, trong khi những năm trước tăng trưởng cung tiền lên tới 14%, %, hoặc như năm 2021 cũng phải gần 11%. Vì vậy, yếu tố tiền tệ gây ra lạm phát sẽ giảm rất nhiều trong năm 2023.
Cuối cùng, lạm phát năm 2023 không phải vấn đề lớn là tỷ giá đang tương đối ổn định với sự chênh lệch lãi suất giữa trong nước và quốc tế hiện nay. Và cuối cùng là giá nguyên vật liệu cơ bản trên thế giới đã vượt qua đỉnh và bắt đầu hạ nhiệt.
Với những nguyên nhân này, ngay cả khi trong năm 2023 sẽ có một số yếu tố làm tăng lạm phát như việc tăng giá điện, giá thực phẩm,... thì xu hướng cầu tiêu dùng yếu cũng làm giảm mức tăng của lạm phát. Chuyên gia dự báo, lạm phát trung bình cả năm 2023 nhiều khả năng ở dưới mức 3,5%.