Kinh tế

Cơ hội nào để ngành hồ tiêu Việt Nam giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế?

Minh Lý 23/05/2025 - 19:47

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA) vừa công bố, Việt Nam đã xuất khẩu 84.844 tấn hồ tiêu các loại, thu về 585,2 triệu USD. Mặc dù sản lượng giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất khẩu lại tăng 45% nhờ giá xuất khẩu tăng vọt.

Cơ hội từ thị trường toàn cầu

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu năm 2025 được dự báo tiếp tục giảm so với năm 20, đánh dấu năm giảm thứ tư liên tiếp kể từ năm 2022. Điều này phản ánh thực trạng cây hồ tiêu không còn là cây trồng chủ lực của nhiều nông dân, đặc biệt trong bối cảnh giá trị kinh tế của các cây trồng khác như sầu riêng, cà phê và cọ dầu gia tăng đáng kể. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu với các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm giảm năng suất và gia tăng chi phí duy trì sản xuất cây hồ tiêu .

Trong bối cảnh đó, Việt Nam – quốc gia chiếm khoảng 40% sản lượng và gần 55% kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu toàn cầu – đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định lại vị thế trên bản đồ xuất khẩu thế giới .

Xu hướng tiêu dùng toàn cầu đang chuyển dịch mạnh mẽ sang các sản phẩm đạt chuẩn cao, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng và thân thiện với môi trường. Điều này mở ra cơ hội để ngành hồ tiêu Việt Nam chuyển đổi từ xuất khẩu thô sang chế biến sâu, đóng gói giá trị gia tăng và xây dựng thương hiệu quốc gia.

xuat-khau-ho-tieu-4-thang-dau-nam-2025-khoi-sac-anh-minh-hoa-..png
Xuất khẩu hồ tiêu 4 tháng đầu năm 2025 khởi sắc (Ảnh minh họa).

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh việc áp dụng quy trình sản xuất bền vững, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phát triển các sản phẩm hồ tiêu hữu cơ, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và thâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản.

Giá hồ tiêu trong nước đang giữ ổn định ở mức khá cao, trên 0.000 đồng/kg. Trong khi giá trị xuất khẩu tăng mạnh, chất lượng hồ tiêu Việt Nam được đánh giá cao trên toàn cầu, đây chính là cơ hội để hồ tiêu Việt Nam từng bước giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế - không chỉ bằng sản lượng, mà bằng thương hiệu và giá trị gia tăng.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA), tính đến ngày /5/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 84.844 tấn hồ tiêu các loại, thu về 585,2 triệu USD. Dù sản lượng giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị lại tăng 45% nhờ giá xuất khẩu tăng vọt.

Cụ thể, giá xuất khẩu bình quân tiêu đen 4 tháng với tiêu đen đạt 6.749 USD/tấn (tăng 96%), tiêu trắng đạt 8.611 USD/tấn (tăng 73,8%).

Các thị trường xuất khẩu hàng đầu vẫn là Hoa Kỳ (chiếm 22,5%), tuy nhiên lượng xuất sang đây giảm mạnh 26,7%. Tiếp theo là Ấn Độ chiếm 8% thị phần, tăng 6,4%; UAE chiếm 6,7% thị phần và tăng 42,2%; Đức chiếm 6,7% thị phần và giảm 9,7%; Trung Quốc chiếm 4,5% và tăng 94,4% so với cùng kỳ. Xuất khẩu cũng tăng mạnh ở Hồng Kông (Trung Quốc), Australia, Ba Lan, nhưng ngược lại giảm ở Hà Lan, Nga, Anh, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp.

Top doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lớn nhất hiện nay gồm Olam Việt Nam (chiếm 10,4% thị phần), Phúc Sinh, Nedspice, Trân Châu, Haprosimex JSC...

Tận dụng các hiệp định thương mại tự do

Việt Nam đang tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFTA… tạo lợi thế về thuế suất, mở rộng thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm nông sản có thế mạnh như hồ tiêu. Việc tận dụng hiệu quả các FTA sẽ giúp hồ tiêu Việt Nam gia tăng thị phần và khẳng định uy tín quốc tế.

Tuy nhiên, ngành hồ tiêu Việt Nam cũng đang đối mặt với một số thách thức. Trong 4 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã nhập khẩu hơn .000 tấn hồ tiêu các loại, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 88 triệu USD, so với cùng kỳ năm 20 lượng nhập khẩu tăng 25%, kim ngạch tăng 105% .

Bên cạnh đó, còn những rủi ro khác về chính sách thuế, về một số thị trường đang rất nhạy cảm với giá cả và hồ tiêu Việt Nam.

Các chuyên gia khuyến cáo, cần có sự quản lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hồ tiêu để đảm bảo chất lượng, giữ vững uy tín của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.

Điểm nghẽn lớn hiện nay chính là việc hồ tiêu Việt Nam chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, thiếu vắng thương hiệu...

Trong bối cảnh thị trường thế giới thiếu hụt nguồn cung, còn hồ tiêu Việt Nam vẫn được đánh giá có chất lượng vượt trội, đây là cơ hội để ngành hồ tiêu Việt bước sang giai đoạn mới - lấy chất lượng và thương hiệu làm nền tảng.

Với những cơ hội và thách thức hiện hữu, ngành hồ tiêu Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cơ hội no để ngnh hồ tiêu Việt Nam giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế?