Chiều nay 22/10, Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo v thảo luận tại tổ về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý v sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020.
Xử phạt vi phạm hành chính 114,5 tỷ đồng
Trước khi Quốc hội tiến hảnh thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã báo cáo về tình hình thực hiện các nội dung này.
Bộ trưởng cho biết, năm 2020, tổng số tiền Ngân sách nhà nước (NSNN) hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện là hơn 137,6 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2019.
Năm 2020, Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật BHXH, BHTN tại 05 cơ quan BHXH cấp tỉnh, 20 cơ quan BHXH cấp huyện trên địa bàn 05 tỉnh, thành phố và 20 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Qua thanh tra, ban hành 52 kiến nghị đối với các cơ quan bảo hiểm xã hội; 70 kiến nghị đối với các doanh nghiệp, 02 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền là 169,7 triệu đồng, kiến nghị truy đóng vào quỹ BHXH số tiền 221,2 triệu đồng do người sử dụng lao động trích nộp BHXH, BHTN, của người lao động không đúng mức theo quy định.
Cơ quan BHXH các cấp đã thực hiện 8.567 cuộc thanh tra, kiểm tra (TTKT), giảm 54,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Kết quả đã phát hiện 11,2 nghìn lao động chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian với số tiền phải truy đóng là trên 80 tỷ đồng; ,1 nghìn lao động đóng thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 68,3 tỷ đồng. Kiểm tra công tác giải quyết, thanh toán chế độ BHXH đã yêu cầu thu hồi về quỹ BHXH số tiền 5,2 tỷ đồng. Kiểm tra công tác chi trả chế độ BHTN đã yêu cầu thu hồi về quỹ BHTN số tiền 2,45 tỷ đồng.
Các đơn vị được TTKT đã chấp hành truy đóng số tiền 145,5 tỷ đồng (đạt 98%). Sau kết luận TTKT, các đơn vị được TTKT đã khắc phục 831 tỷ đồng (tương đương 61%) trên tổng số 1.358 tỷ đồng còn phải thực hiện; đã thu hồi về quỹ BHXH số tiền là 5 tỷ đồng (đạt 96%); thu hồi về quỹ BHTN 271 triệu đồng (đạt 11%).
Giai đoạn 2016 - 2020, cơ quan BHXH đã ban hành 2.103 quyết định xử lý vi phạm hành chính về BHXH với số tiền xử phạt là 114,5 tỷ đồng. Kết quả, số tiền xử phạt vi phạm hành chính đã thu hồi là 28,8 tỷ đồng; tỷ lệ chấp hành là 25,2%.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng báo cáo công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Theo đó, số người tham gia BHXH bắt buộc đến hết 31/12/2020 là .050.944 người, giảm 3.092 người (tương ứng với 1%) so với năm 2019.
Hiện nay, có trên 1.000 tổ chức, cá nhân có trả thu nhập nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc cho người lao động; có trên 213.000 tổ chức, cá nhân chưa tham gia đầy đủ. Cơ quan BHXH đã tiến hành rà soát trên 196.000 doanh nghiệp và xác định được gần 388.000 lao động thuộc đối tượng tham gia nhưng chưa tham gia BHXH bắt buộc.
Tính đến hết ngày 31/12/2020, số người tham gia BHXH là 16.176.180 người, bằng 33,5% lực lượng lao động trong độ tuổi, đạt chỉ tiêu đặt ra của năm 2020.
Về tình hình thu BHXH bắt buộc, Bộ trưởng cho biết: Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc năm 2020 là 622.020 đơn vị, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm 2019. Số tiền thu BHXH bắt buộc năm 2020 là trên 261,7 nghìn tỷ đồng, tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2019.
Tỷ trọng số chi/thu các chế độ từ các quỹ thành phần của quỹ BHXH năm 2020: Quỹ hưu trí và tử tuất là 70,48%, tăng 1,95% so với năm 2019; quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 17,34%, giảm 0,1% so với năm 2019; quỹ ốm đau và thai sản là 99,98%, giảm 4,92% so với năm 2019. Tỷ trọng số chi/thu các chế độ từ quỹ BHTN là 91,7%, tăng 19,3% so với năm 2019.
Quy mô các quỹ BHXH, BHTN tiếp tục tăng hàng năm. Tổng số dư các quỹ BHXH, BHTN đến năm 2020 là 953 nghìn tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2019.
Còn tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ BHXH
Thẩm tra về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm xã hội năm 2020, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết: Năm 2020, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và ngành bảo hiểm xã hội đã thực hiện 8.619 cuộc thanh tra, kiểm tra (giảm 54% so với năm 2019), chủ yếu là do ngành bảo hiểm xã hội thực hiện (99,39%); đã phát hiện nhiều trường hợp sai phạm, chưa thực hiện đúng, đủ quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Tuy nhiên, Ủy ban Xã hội thấy rằng, việc chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính cả giai đoạn 2016-2020 còn vẫn ở mức thấp, mới thu hồi 25,2% của tổng số tiền phải thu hồi; tại một số ít địa phương, vẫn còn tình trạng chưa linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế việc lạm dụng, trục lợi quỹ.
Về tình hình thu bảo hiểm xã hội, năm 2020, tổng số thu bảo hiểm xã hội đạt kế hoạch đề ra với mức 265.692 tỷ đồng. Trong đó, thu bảo hiểm xã hội bắt buộc là 261.723 tỷ đồng, thu bảo hiểm xã hội tự nguyện hơn 3.969 tỷ đồng. Số thu bảo hiểm thất nghiệp đạt 18.693 tỷ đồng, vượt hơn 4% so với kế hoạch.
Tổng số tiền nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội là .129 tỷ đồng; trong đó, nợ gốc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 12.113 tỷ đồng, tăng 2.013 tỷ đồng so với 2019; nợ lãi chậm đóng là 3.016 tỷ đồng, chiếm gần 20% tổng số nợ.
Ủy ban Xã hội thấy rằng, số nợ, chậm đóng có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Do vậy, cần tính toán về hệ quả pháp lý đối với chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi triển khai các gói hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng đóng bù khi hết thời hạn tạm dừng đóng.
Về tình hình quản lý quỹ BHXH, đến hết năm 2020, tổng số kết dư của Quỹ bảo hiểm xã hội và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ước đạt gần 953.078 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Ốm đau, thai sản là 13.472 tỷ đồng; Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là 54.089 tỷ đồng; Quỹ hưu trí, tử tuất là 794.920 tỷ đồng và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 90.597 tỷ đồng.
Ủy ban Xã hội nhận định, các quỹ có tính chất ngắn hạn về cơ bản đều bảo đảm khả năng chi trả, có kết dư lớn và còn có chế độ, chính sách liên quan đến các quỹ này chưa được thực hiện. Về Quỹ Hưu trí, tử tuất, mặc dù vẫn đang kết dư lớn, song cần tính toán thận trọng, kỹ càng hơn trong việc bảo đảm cân đối trong dài hạn, nhất là với sự thay đổi về đặc điểm của quy mô và cơ cấu dân số (tốc độ già hóa dân số).
Việc đầu tư các quỹ lũy kế đến cuối năm 2020, tổng dư nợ đầu tư (các Quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế) đạt 897.7,1 tỷ đồng, tăng 10,33% so với năm 2019. Đầu tư quỹ chủ yếu là mua trái phiếu Chính phủ (86,8%), gửi tiền, mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại (13,2%). Số tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ năm 2020 là 47.592,7 tỷ đồng, đạt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhấn mạnh.