Ngày 3/7, Đại tá Lê Đức Bảy, Phó Giám đốc Công an TP. Cần Thơ và lãnh đạo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an thành phố đã đến kiểm tra, công tác triển khai, thực hiện Luật Căn cước tại Công an quận Ninh Kiều.
Báo cáo với đồng chí Phó Giám đốc Công an thành phố, lãnh đạo Công an quận Ninh Kiều cho biết, Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội quận Công an quận đã chuẩn bị phương tiện, thực hiện Luật Căn cước theo quy định.
Trong quá trình thu nhận hồ sơ, với tinh thần hết lòng vì Nhân dân phục vụ, từng cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong việc tư vấn, hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ của công dân đúng quy trình, quy định, giúp công dân làm thủ tục nhanh chóng.
Đồng thời, tuyên truyền, giải đáp những thắc mắc để công dân hiểu về lợi ích của thẻ căn cước và giấy chứng nhận căn cước, cũng như việc mở rộng đối tượng được cấp căn cước cho các trường hợp từ 0 đến 6 tuổi và từ 6 đến 14 tuổi, từ đó tạo sự lan tỏa, đồng tình, ủng hộ của người dân trên địa bàn...
Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023. Luật gồm 7 Chương, 46 Điều quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật Căn cước năm 2023 có hiệu thi hành kể từ ngày 1/7/20, chính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước, với những điểm mới như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ ngày 1/1/2025; lược bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi; bổ sung quy định cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch…
Tính đến 17h00 ngày 2/7/20, Công an quận Ninh Kiều đã thu nhận gần 300 hồ sơ Căn cước. Trong đó, có trên 50 hồ sơ của công dân 0 đến 6 tuổi và từ 6 đến 14 tuổi…