Đã c hơn 40 hồ sơ đăng ký Ha giải viên tại TAND tỉnh Bắc Ninh

Mai Thoa| 05/01/2021 13:27
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Bắc Ninh- một trong 16 đơn vị triển khai thí điểm về tăng cường, đổi mới ha giải, đối thoại tại Ta án thnh cng trước khi Luật Ha giải, đối thoại tại Ta án được Quốc hội ban hnh. Hiện nay cũng l một trong những đơn vị đang rất tích cực triển khai thi hnh luật ny.

Chúng tôi có một số trao đổi với ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh.

PV: Tình hình triển khai Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án hiện nay được thực hiện như thế nào, thưa ông?

Phó Chánh án Nguyễn Hữu Minh: Sau khi TANDTC có Công văn số 687/TANDTC-TCCB ngày 04/11/2020 về việc chuẩn bị triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Ban cán sự Đảng TAND tỉnh Bắc Ninh đã khẩn trương báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp của tỉnh và đã được các cơ quan này bổ sung nhiệm vụ chỉ đạo việc triển khai thi hành luật tại địa phương. Trước đó, do Bắc Ninh là một trong 16 đơn vị may mắn được lựa chọn để triển khai thí điểm về tăng cường, đổi mới hòa giải, đối thoại tại Tòa án nên nhiệm vụ này cũng đã được ban chỉ đạo từ khi thí điểm.

toan-canh-hoi-nghi-trien-khai-cong-tac.jpg

Trên sơ sở đó, TAND tỉnh Bắc Ninh tổ chức quán triệt tới Thẩm phán, Thư ký TAND hai cấp nghiên cứu và tuyên truyền về luật bằng nhiều hình thức khác nhau và chuẩn bị các điều kiện khác để thi hành Luật: đăng tải trên website của đơn vị, phối hợp với Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Đài phát thanh các huyện, phổ biến qua quá trình giải quyết các vụ việc tại Tòa án.

PV: Vậy việc chuẩn bị cơ sở vật chất hiện nay như thế nào để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, thưa ông?

Phó Chánh án Nguyễn Hữu Minh: Trên cơ sở hướng dẫn của TANDTC, lãnh đạo TAND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh bố trí các phòng làm việc của Hòa giải viên; phòng Hòa giải, đối thoại để đảm bảo việc thi hành luật đồng bộ vào ngày 01/01/2021. Đến nay 100% các đơn vị thuộc TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh đã bố trí xong các phòng làm việc, hòa giải và lắp đặt các biển trung tâm, Quy chế hoạt động và danh sách các hòa giải viên tại ngay cửa ra vào của các trung tâm này. Đồng thời, bố trí các trang thiết bị phục vụ làm việc cho các hòa giải viên: bàn ghế làm việc, máy tính, máy in, tủ tài liệu…

Việc lựa chọn Hòa giải viên TAND tỉnh Bắc Ninh căn cứ hướng dẫn của TANDTC và ra thông báo về việc tuyển chọn Hòa giải viên đăng tải trên webside, gửi thông báo tới Đài phát thanh và truyền hình tỉnh; niêm yết tại trụ sở TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh.

Đến nay, TAND hai cấp tỉnh Bắc Ninh đã tiếp nhận được 40 hồ sơ của người có nguyện vọng được bổ nhiệm làm Hòa giải viên (TAND tỉnh: 03 hồ sơ; TAND thị xã Từ Sơn: 05 hồ sơ; TAND huyện Quế Võ: 04 hồ sơ; TAND huyện Yên Phong: 03 hồ sơ; TAND thành phố Bắc Ninh: 06 hồ sơ; TAND huyện Tiên Du: 05 hồ sơ; TAND huyện Lương Tài: 05 hồ sơ; TAND huyện Thuận Thành: 05 hồ sơ; TAND huyện Gia Bình: 04 hồ sơ). Trong đó có 16 trường hợp không phải học bồi dưỡng cấp chứng chỉ Hòa giải viên, trường hợp phải học bồi dưỡng cấp chứng chỉ.

Đồng thời, TAND hai cấp tỉnh Bắc đã phân công mỗi đơn vị 01 đồng chí Phó chánh án phụ trách công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án và tổ chức cho 100% người có nhu cầu bổ nhiệm làm Hòa giải viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án tại Học viện Tòa án.

PV: Việc triển khai bước đầu có gì vướng mắc và khó khăn không, thưa ông?

Phó Chánh án Nguyễn Hữu Minh: TAND tỉnh Bắc Ninh luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh trong các hoạt động này. Mặt khác Bắc Ninh là một trong 16 đơn vị được TANDTC lựa chọn là đơn vị triển khai thí điểm về tăng cường, đổi mới công tác hòa giải, đối thoại, quá trình thí điểm đã có 06/09 đơn vị của TAND hai cấp được triển khai thí điểm. Do vậy, khi triển khai Luật hòa giải có lợi thế và thuận lợi hơn cả về nghiệp vụ lẫn cơ sở vật chât và trang thiết bị hiện có.

nguyen-huu-minh.jpg
Ông Nguyễn Hữu Minh, Phó Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh

Tuy nhiên, hiện cũng có một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể:

Về cơ sở vật chất, hiện nay, 05/08 đơn vị TAND cấp huyện (Từ Sơn, Quế Võ, Lương Tài, Thuận Thành, Tiên Du) trụ sở rất chật hẹp, số lượng phòng làm việc còn hạn chế. Do vậy, khi bố trí về phòng làm việc của Hòa giải viên, phòng hòa giải, đối thoại chưa thể đáp ứng được đúng theo yêu cầu của Thông tư 02/2020/TT-TANDTC. Trước mắt, các Tòa hiện nay phải bố trí phòng họp hoặc hội trường để làm phòng làm việc và phòng hòa giải để đảm bảo việc triển khai luật từ ngày 01/01/2021.

Về kinh phí, chế độ cho Hòa giải viên, hiện nay chưa có quy định cụ thể về kinh phí và chế độ chi cụ thể cho Hòa giải viên.

Về con người, hiện nay, người có nhu cầu bổ nhiệm làm Hòa giải viên đều là những người cao tuổi đã về hưu, về khả năng thực hiện các công việc khác ngoài việc hòa giải, đối thoại: đánh máy, ghi biên bản…có hạn chế. Việc không có biên chế hoặc người lao động theo chế độ hợp đồng dài hạn để làm nhiệm vụ Thư ký giúp việc cho các Trung tâm hòa giải sẽ phát sinh những khó khăn trong quá trình hoạt động. Nếu tăng cường Thư ký Tòa án sang giúp việc trung tâm trong khi số lượng Thư ký hiện nay rất ít sẽ gây khó khăn trong hoạt động của Tòa án.

Do đó, trên cơ sở những vướng mắc trong quá trình triển khai các hoạt động chuẩn bị thi hành Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án; TAND tỉnh Bắc Ninh đề xuất, kiến nghị một số nội dung sau:

Đề nghị TANDTC tiếp tục quan tâm trong việc đầu tư chuyển đổi trụ sở của 05 TAND cấp huyện: thị xã Từ Sơn, Quế Võ, Thuận Thành, Tiên Du, Lương Tài; Sớm ban hành quy định về tài chính để đảm bảo hoạt động của các Trung tâm hòa giải cũng như quy định về chế độ của hòa giải viên, thư ký giúp việc các Trung tâm;

Xem xét kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế Thư ký giúp việc cho các Trung tâm hoặc được tuyển dụng người lao động theo chế độ hợp đồng dài hạn làm nhiệm vụ Thư ký giúp việc các Trung tâm; Tăng cường công tác tập huấn kỹ năng, phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ Hòa giải viên.

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đã c hơn 40 hồ sơ đăng ký Ha giải viên tại TAND tỉnh Bắc Ninh