Đặc sắc lễ hội Nng Han

Thnh Phan| 27/01/2023 11:55
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Lễ hội Nng Han l lễ hội truyền thống của đồng bo 16 xứ Thái mường Chiềng Ván xưa (nay thuộc thn L m Nưa, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Ha) diễn ra vo ngy 6/1 Âm lịch hng năm.

Truyền thuyết kể lại, xưa kia ở bản Lùm Nưa, trong gia đình nọ có hai người con gái tuyệt đẹp là Nàng Han và Nàng Tóc Thơm đẹp người, đẹp nết. Người em, Nàng Tóc Thơm có mái tóc dài như suối và hương thơm lạ kỳ nổi tiếng khắp mường. Người chị, Nàng Han không chỉ xinh đẹp mà còn thông minh, giỏi võ nghệ. Nàng Han được triều đình tin tưởng giao cho nhiệm vụ trấn ải miền biên viễn trên vùng đất quê hương.

Bản làng đang bình yên, bỗng một ngày kia có quân giặc kéo đến cướp bóc của cải dân lành, ngang ngược đòi bắt Nàng Tóc Thơm về làm vợ. Nàng Han khi đó đã khởi binh lãnh đạo dân làng cùng nhau chống giặc. Trước sự anh dũng của nghĩa quân Nàng Han, giặc hung ác cuối cùng chỉ còn đám tàn binh.

Sau trận đánh lớn giành thắng lợi, Nàng Han ra sông tắm, để lộ thân hình thiếu nữ tuyệt đẹp dưới làn nước mát lành. Nhưng chẳng may cho nàng, đám tàn binh còn sót lại khi đó cũng ở bên suối, chúng phát hiện ra vị tướng oai phong lúc xung trận hóa ra là một nữ nhi nên hò reo xông tới. Cả thẹn, Nàng Han đã vung gươm giết giặc và hy sinh anh dũng. Ngựa chiến mà Nàng Han thường cưỡi khi xung trận đưa xác nàng lên đỉnh núi Hang Mường, để lại máu kẻ thù chảy đỏ dòng sông.

Cũng từ đó mà người dân gọi tên sông Nhồng (sông máu). Ngày nay, trong Hang Mường còn nhũ đá như hình người thiếu nữ đang ngồi nghỉ ngơi, kế bên là những hình voi chiến, ngựa chiến đứng chầu. Người dân bản tin rằng, đó là hình ảnh do Nàng Han hóa thân mà thành.

Đặc sắc lễ hội Nàng Han

Biết ơn Nàng Han, đồng bào Thái về sau đã tổ chức lễ hội Nàng Han để tưởng nhớ, tri ân công đức nữ anh hùng của bản làng. Lễ hội gồm hai phần: Tế lễ trong hang Mường và phần hội. Phần tế lễ, thầy mo cùng nhân dân địa phương rước lễ vật từ thôn Lùm Nưa vào trong hang Mường để tế Nàng Han và các thần linh cai quản bản mường, cầu mong ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt.

Phần hội diễn ra ở ngoài hang Mường. Mọi người vui chơi, múa hát quanh cây hoa và tham gia các trò chơi dân gian như đánh cồng chiêng, khua luống, nhảy sạp, kéo co, đẩy gậy, tò lẹ, tung còn... Đây là nét văn hóa truyền thống của đồng bào Thái xã Vạn Xuân. Thông qua lễ hội, nhân dân trong xã được giao lưu văn hóa, tăng thêm tình đoàn kết trong cộng đồng.

Lễ hội Nàng Han ngoài giá trị văn hóa, lịch sử còn mang ý nghĩa giáo dục các thế hệ con, cháu về lòng yêu nước, truyền thống chống giặc ngoại xâm, đạo lý uống nước nhớ nguồn, mà còn bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa của địa phương.

Một số hình ảnh ghi tại Lễ hội Nàng Han ngày 26/1:

Đặc sắc lễ hội Nàng Han

Đặc sắc lễ hội Nàng Han

Đặc sắc lễ hội Nàng Han

Đặc sắc lễ hội Nàng Han

Đặc sắc lễ hội Nàng Han

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc lễ hội Nng Han