Chủ tịch Quốc hội “chốt” ba vấn đề lớn: TPP, Formosa, Biển Đng

Trọng Bằng| /09/2016 14:28
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Với quan điểm “Quốc hội cần phải biết, khng tránh né v phải đối mặt với các vấn đề đang diễn ra ảnh hưởng đến sinh mệnh đất nước”, Chủ tịch Quốc hội đã kết luận r các nội dung liên quan 3 vấn đề lớn, nng bỏng hiện nay l TPP, Formosa, Biển Đng.

Sáng nay (/9), tại phiên họp thứ 3, Thường vụ Quốc hội thảo luận và cho ý kiến vào việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới đây).

Vấn đề Fomorsa và Biển Đông báo cáo trước Quốc hội có nhạy cảm?

Trong phần trình bày báo cáo về việc chuẩn bị cho kỳ họp, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong chương trình kỳ họp này Chính phủ có đề nghị bổ sung vào dự kiến chương trình kỳ họp 3 nội dung, trong đó có việc xem xét, phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Liên quan đến việc khắc phục hậu quả do sự cố môi trường do Formosa gây ra, ông Phúc cho biết, nội dung này đã được bổ sung vào dự kiến chương trình kỳ họp. Đây là vấn đề đang được dư luận xã hội, cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm, nên đề nghị kết hợp thảo luận cùng kinh tế-xã hội, nếu có vấn đề cần thiết sẽ đưa vào Nghị quyết về kế hoạch kinh tế-xã hội năm 2017. Đồng thời, Tổng thư ký Quốc hội đề nghị Chính phủ chuẩn bị báo cáo riêng hoặc thể hiện một phần trong báo cáo chung của Chính phủ về kinh tế - xã hội để trình Quốc hội.

Về đề nghị của Ủy ban quốc phòng và an ninh về việc bố trí thời gian để Quốc hội nghe và thảo luận về tình hình hình Biển Đông, ông Phúc cho rằng, đây là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, cần cân nhắc kỹ về cách thức tiến hành tại kỳ họp Quốc hội.

Trước mắt ông Phúc đề nghị dự kiến thời gian cho phiên này khoảng 40 phút để Chính phủ báo cáo Quốc hội. Phiên nghe báo cáo và thảo luận về tình hình Biển Đông, dự kiến là phiên họp riêng của Quốc hội mà không có sự tham gia của báo chí.

Đối với các vần đề này, đa số ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đều đồng thuận về việc Chính phủ cần có báo cáo riêng về khắc phục sự cố Formosa, về tình hình Biển Đông để trình ra Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội “chốt” ba vấn đề lớn: TPP, Formosa, Biển Đông

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng phát biểu tại phiên họp

Là cơ quan của Quốc hội được giao đi giám sát sau sự cố Fomorsa, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, đã có kiến nghị với Chính phủ, Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và nhấn mạnh quan điểm đề nghị Formosa phải hoạt động đúng quy trình thì mới cho tiếp tục hoạt động.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cũng cho rằng nên có báo cáo riêng về Formosa vì đây là vấn đề dư luận và cử tri rất quan tâm, báo cáo cần tập trung xem khắc phục sự cố môi trường thế nào. Đồng thời, ông Hà Ngọc Chiến cũng đề nghị có báo cáo riêng về tình hình Biển Đông sau khi có phán quyết của toà trọng tài thường trực, trong đó đề nghị báo cáo rõ về phản ứng của các nước cũng như chủ trương, giải pháp của ta.

Liên quan đến các vấn đề nóng này, Chủ tịch Hội đồng dân tộc cũng chia sẻ rõ quan điểm: “Có những vấn đề Quốc hội cho rằng nhạy cảm cần cân nhắc kỹ, chỉ cho nghe hoặc báo cáo đến mức nào đó nhưng tôi cho rằng như thế là hạn chế vị thế của Quốc hội. Vấn đề quan trọng nhất là đại biểu và dân cần phải biết, cứ bảo nhạy cảm phức tạp mà không đưa ra Quốc hội là tự hạ thấp vị thế của Quốc hội”.

Không né tránh những vấn đề ảnh hưởng sinh mệnh đất nước

Kết luận lại nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh nguyên tắc là tất cả nội dung trình ra Quốc hội cần phải chuẩn bị thật chu đáo và đảm bảo đúng Luật, đúng tiến độ và chất lượng. Đủ các yêu cầu trên mới trình ra Quốc hội.

Đồng thời, cần thay đổi nhận thức về vai trò của Quốc hội đối với các vấn đề phức tạp nhạy cảm quan trọng. “Quốc hội cần phải biết, không tránh né và phải đối mặt với các vấn đề đang diễn ra ảnh hưởng đến sinh mệnh đất nước”, Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Đối với từng vấn đề cụ thể, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chỉ rõ, việc xem xét, phê chuẩn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần phải được Ban chấp hành T.Ư xem xét, cho ý kiến để có cơ sở quyết định.

Theo Chủ tịch Quốc hội, việc phê chuẩn TPP cũng cần phải xem xét, căn cứ tình hình các nước phê chuẩn như thế nào, cũng như ảnh hưởng kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ đến TPP ra sao.

“Chúng ta là một thành viên sáng lập TPP, nhưng việc phê chuẩn phải xem tình hình các nước và sau khi có đánh giá tác động tình hình, chờ T.Ư phải bàn, cho chủ trương mới có cơ sở để làm”, Chủ tịch Quốc hội nói. Vì các lý do trên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình kỳ họp này.

Về vấn đề Formosa, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ phải có báo cáo riêng, thực chất các vấn đề mà đại biểu Quốc hội cần phải biết với tư cách, vai trò cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Theo Chủ tịch Quốc hội, vấn đề Formosa sẽ được đưa vào thảo luận cùng với nội dung kinh tế - xã hội.

Đối với vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Chính phủ chuẩn bị có báo cáo riêng về tình hình Biển Đông sau khi có phán quyết của Tòa trọng tài thường trực. Báo cáo này cũng cần nêu rõ thái độ của các nước liên quan sau phán quyết ra sao, phản ứng và giải pháp Việt Nam như thế nào.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch Quốc hội “chốt” ba vấn đề lớn: TPP, Formosa, Biển Đng