Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nh ở gắn liền với đất v ti sản khác gắn liền với đất l chứng thư pháp lý ghi nhận quyền sử dụng đất của người dân, thường được gọi l Sổ đỏ (hiện nay l Sổ hồng).
Vậy đất rừng có được cấp sổ hồng không? Đất rừng sẽ được cấp sổ đỏ như thế nào? Dưới đây là những tư vấn của đội ngũ luật sư Công ty TNHH Luật DFC.
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu rõ quy định của pháp luật liên quan đến Sổ hồng. Kể từ ngày 10/12/2009, theo quy định của Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ thì cấp duy nhất một loại giấy chứng nhận với tên gọi “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Theo ghi nhận kế thừa tại các văn bản quy phạm pháp luật sau này, cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT thì Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen và trang bổ sung nền trắng. Do màu hồng cánh sen của Giấy chứng nhận là màu đặc trưng nên thường gọi là “Sổ hồng”.
Sổ đất rừng là loại sổ (giấy) ghi nhận quyền sử dụng đất rừng. Trước đây, sổ này do Lâm trường cấp và người dân thường gọi là sổ xanh do có bìa màu xanh). Tuy nhiên, việc điều chỉnh các quy định pháp luật như đã nói ở trên dần thay đổi các loại giấy chứng nhận nên hiện nay, nhắc đến sổ đất rừng, người ta nghĩ ngay đến sổ hồng cấp cho đất rừng.
Tiếp đó, đất rừng là một loại đất ở nước ta, căn cứ theo Điều 10 của Luật Đất đai năm 2013 thì đất rừng bao gồm 03 nhóm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Tuy nhiên, không phải nhóm đất rừng cũng được cấp Sổ hồng theo quy định của pháp luật mà chỉ có loại rừng trồng trong nhóm đất rừng sản xuất (loại rừng có vốn để trồng rừng, tiền đã trả cho việc nhận chuyển nhượng rừng hoặc tiền nộp cho Nhà nước khi được giao rừng có thu tiền không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) thì sẽ được cấp Sổ hồng chứng nhận quyền sở hữu nhưng cần thỏa mãn một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 33 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP:
Đã có Giấy chứng nhận hoặc có một trong những giấy tờ theo quy định tại Điều 100, Luật Đất đai 2013 và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ – CP mà trong đó xác định Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất;
Có Giấy tờ về giao rừng sản xuất là rừng trồng;
Có hợp đồng hoặc có văn bản thể hiện việc mua bán hoặc việc tặng cho hoặc việc thừa kế đối với rừng sản xuất là rừng trồng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
Có bản án, quyết định của Tòa án Nhân dân có hiệu lực pháp luật hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước liên quan có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đã có hiệu lực pháp luật;
Trường hợp đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không có giấy tờ quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ - CP mà đã trồng rừng sản xuất bằng vốn của mình thì phải được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai;
Trường hợp đối với tổ chức trong nước thực hiện dự án trồng rừng sản xuất bằng nguồn vốn không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư;
Trường hợp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án trồng rừng sản xuất thì phải có quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đầu tư để trồng rừng sản xuất theo quy định của pháp luật về đầu tư;
Trường hợp chủ sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không đồng thời là người sử dụng đất thì ngoài giấy tờ theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ - CP, phải có văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật và bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
Nếu chủ sở hữu rừng trồng đã có những giấy tờ thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ – CP thì sẽ là căn cứ được cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp Sổ hồng. Để thực hiện thủ tục cấp sổ hồng cho đất rừng, chủ sở hữu rừng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau nộp tại cơ quan tài nguyên và môi trường có thẩm quyền cấp bao gồm:
Đơn đăng ký, cấp Sổ đỏ theo Mẫu số 04a/ĐK kèm theo Thông tư số /2014/TT - BTNMT;
Có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 33 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
Có một trong các loại giấy tờ để chứng nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
Có sơ đồ về tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã có sơ đồ tài sản phù hợp với hiện trạng);
Có chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).