Đinh Thị Mỹ Linh, 35 tuổi (quê Nghệ An), l một trong hơn 700 bệnh nhân tâm thần đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2, được tiêm vắc xin Covid-19.
Linh bị bệnh tâm thần từ khi học lớp 10. Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ già ở quê không có điều kiện chăm sóc và điều trị. Chị gái Linh là Đinh Thị Khiêm làm công nhân ở Dĩ An (Bình Dương), đã đưa em gái vào điều trị ở Khoa C2 của bệnh viện theo từng đợt được hơn 2 năm.
Đến nay, bệnh viện đã chăm sóc điều trị, tình trạng bệnh của Linh có cải thiện đáng kể. Tuy nhiên thỉnh thoảng bệnh hay tái phát, chị Khiêm lại đưa em gái vào viện.
Trao đổi qua điện thoại, chị rất cảm động trước sự quan tâm của Khoa C2 và bệnh viện. Em gái chị đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19.
Chị Khiêm kể, sau khi được BSCKII Nguyễn Thị Oanh và điều dưỡng trưởng thông báo, tư vấn, bệnh nhân Mỹ Linh sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 vào ngày 28/9, chị đã điện thoại thông báo ngay cho bố mẹ và anh chị em ở quê được biết. Mọi người ở quê nghe tin đều rất vui mừng và xúc động.
Linh là một trong 697 bệnh nhân tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 đã được tiêm vắc xin. Theo kế hoạch, bệnh viện Tâm thần Trung ương II đã tổ chức tiêm vắc xin Covid-19 mũi 1 cho gần 700 bệnh nhân tâm thần đang điều trị nội trú.
Bệnh viện đã thành lập 3 đội tiêm chủng, mỗi đội 5-6 nhân viên y tế. Các nhân viên đều được tập huấn chuyên môn về an toàn tiêm chủng.
Bệnh viện tổ chức 9 điểm tiêm trực tiếp tại các khoa đang theo dõi điều trị nội trú cho bệnh nhân, đảm bảo thuận tiện việc di chuyển và theo dõi cho người bệnh sau khi tiêm.
Cử nhân Vũ Thị Thanh Thủy - Phụ trách phòng Điều dưỡng cho biết, ngay từ khi phát hiện ổ dịch đầu tiên, Ban Giám đốc bệnh viện rất quan tâm đến công tác chăm sóc, phòng chống dịch cho cán bộ y tế và người bệnh đang điều tại đây.
Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 có 34 Khoa phòng/Trung tâm, với tổng cộng 723 cán bộ. Tại thời điểm bùng phát dịch, có 1.136 bệnh nhân tâm thần đang điều trị. Trong đó, 102 bệnh nhân không có người thân và bị bỏ rơi nhiều năm nay.
Hiện nay, số bệnh nhân tâm thần chưa được tiêm còn 22 trường hợp do gia đình không đồng ý (số bệnh nhân đã được gia đình đồng ý là 720 bệnh nhân) và 74 bệnh nhân vô gia cư, không có người đại diện hợp pháp.
Bệnh viện đang xin ý kiến UBND tỉnh Đồng Nai để phối hợp với Công an, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, sau đó Bệnh viện thành lập Hội đồng chuyên môn cho ý kiến làm cơ sở pháp lý.
Các bệnh nhân tâm thần đều trong tình trạng mất hoặc giảm năng lực điều khiển hành vi, khó tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch thông thường như 5K, vệ sinh cá nhân, chấp hành y lệnh của thầy thuốc. Vì vậy, tiêm vắc xin là giải pháp phòng, chống dịch có hiệu quả đối với bệnh nhân tâm thần.
Trước đó vào ngày 26/8, ổ dịch đầu tiên xuất hiện ở khoa B1 của bệnh viện, lúc đầu có 7 bệnh nhân sau đó lan ra 5 khoa lâm sàng.
Tính đến ngày 28/9/2021, tổng số ca F0 của cả bệnh viện là 325, trong đó có 8 nhân viên y tế.
Hiện nay, ổ dịch cơ bản được kiểm soát, hàng ngày phát hiện 3-4 ca F0 nhưng đều trong vùng đã phong toả.
Về điều trị, đã có 5 ca nặng phải chuyển lên tuyến trên, 2 ca tử vong. Có 113 ca đủ tiêu chuẩn khỏi