Chính trị

Đề nghị bãi nhiệm ngay người có số phiếu tín nhiệm thấp

Duy Tuấn 09/06/2023 - 21:32

Chiều nay (9/6), thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị bãi nhiệm ngay với những người có số phiếu tín nhiệm thấp vì “để càng lâu càng khó làm, nhiều tiêu cực sẽ xảy ra” .

Theo Điều 12 khoản 1 dự thảo Nghị quyết, những người có số phiếu tín nhiệm thấp từ khoảng 1/2 cho đến 2/3 thì có thể họ xin từ chức luôn, hoặc sẽ bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ gần nhất…

Cho ý kiến về quy định này, đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đề nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm lại tại kỳ họp đó luôn. Vì theo đại biểu, “đây là công tác tổ chức cán bộ, cho nên để càng lâu càng khó làm, nhiều tiêu cực sẽ xảy ra”.

Mặt khác “một khóa Quốc hội, một khóa HĐND cũng chỉ có một lần. Vì vậy, nếu mình tiến hành lấy phiếu tín nhiệm, số phiếu như vậy thì tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm luôn là tốt nhất. Mong Quốc hội xem xét ý này”, đại biểu Trí đề nghị.

dai-bieu-nguyen-anh-tri.jpg
Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Đoàn ĐBQH TP Hà Nội.

Cùng quan điểm với đại biểu Trí, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình cho rằng, thời điểm bỏ phiếu tín nhiệm có thể cách nhau từ 4 đến 5 tháng. “Tôi cho rằng, cách làm như vậy không tạo sự thống nhất, bình đẳng giữa những người có số phiếu tín nhiệm thấp từ 50% đến 2/3.

Vì vậy, tôi đề nghị quy định chỉ một thời điểm bỏ phiếu ngay tại kỳ họp đó. Đặc biệt, đối với những người bị đề nghị miễn nhiệm tại khoản 2 Điều 12 và Điều 17, tôi cũng đề nghị quy định thực hiện ngay trong kỳ họp đó”.

Theo đại biểu Cường, trong trường hợp chưa chuẩn bị được nhân sự thay thế thì giao quyền cho cấp phó, không nên để xảy ra trường hợp một người đã trải qua 2 quy trình lấy phiếu tín nhiệm, tiếp đó lại bỏ phiếu tín nhiệm và có quá 50% bỏ phiếu không tín nhiệm nhưng lại để 4-5 tháng sau, nếu cộng 2 lần vào thì thành khoảng 8 đến 10 tháng sau chúng ta mới miễn nhiệm.

“Làm như vậy có thể dẫn đến những hậu quả rất tai hại về quản lý nhà nước cũng như về dư luận nhân dân khi chúng ta đã công khai các thông tin này trên phương tiện thông tin đại chúng”, đại biểu Cường nhấn mạnh.

dai-bieu-nguyen-thi-viet-nga.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đề nghị rà soát để bổ sung hệ quả hoặc phương án đối với trường hợp không tiến hành miễn nhiệm ngay mà thực hiện miễn nhiệm tại kỳ họp tiếp theo gần nhất.

“Trong thời gian từ khi có 2/3 tổng số ĐBQH, đại biểu HĐND trở nên đánh giá tín nhiệm thấp đến kỳ họp tiếp theo mới tiến hành miễn nhiệm, thì khoảng thời gian đó, việc thực hiện các chức vụ đang đảm nhiệm, thẩm quyền đang được giao của người có tín nhiệm thấp, không đảm bảo yêu cầu thì sẽ được quyết định như thế nào?”, đại biểu Nga băn khoăn.

dai-bieu-nguyen-thi-thanh.jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng ban công tác Đại biểu.

Đặc biệt, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng, “quy định miễn nhiệm như dự thảo là chưa phù hợp mà các trường hợp này phải bị bãi nhiệm. Đề nghị Ban soạn thảo cũng xem xét thêm đối với quy định trên”.

202306091623188427_cqh_4931(1).jpg
Toàn cảnh nghị trường.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Ban Công tác đại biểu, về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. So với Nghị quyết số 85, dự thảo Nghị quyết đã bảo đảm thể chế đầy đủ quy định số 96 và các văn bản của Đảng, như là văn bản số 41, văn bản số 20, tức là quy định 41 về từ chức và quy định số 20 về xử lý cán bộ khi có uy tín thấp để đảm bảo đồng bộ, tổng thể, liên thông giữa các quy định của Đảng và quy định của Nhà nước.

“Trong dự thảo Nghị quyết này cũng đã thể hiện rất rõ những nội dung và đã bám sát quy định số 96, cán bộ không nhận được sự tín nhiệm của đại biểu, có nghĩa là có trên 2/3 tín nhiệm thấp, hoặc trên 50% không tín nhiệm, thì tiến hành xử lý bằng hình thức miễn nhiệm chức vụ theo quy định”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề nghị bãi nhiệm ngay người c số phiếu tín nhiệm thấp