Vấn đề quan tâm

Đề xuất mở rộng các trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất

Nguyễn Cúc 22/05/2025 - 19:10

Việc giảm tiền thuê đất không chỉ là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn, mà còn là công cụ kích thích đầu tư, tạo thêm dư địa tài chính cho các hoạt động đổi mới sáng tạo, mở rộng sản xuất, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng.

Ngày 18/1/20, Luật Đất đai năm 20 đã được Quốc hội chính thức thông qua, có hiệu lực kể từ ngày 1/8/20. Một trong những nội dung đáng chú ý là quy định về các trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất – yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đầu tư, sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp.

Tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đã liệt kê cụ thể 11 trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Đồng thời, khoản 2 Điều 7 mở ra cơ chế linh hoạt khi cho phép Chính phủ quy định các trường hợp khác chưa được nêu tại khoản 1, có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Khoản 4 Điều 7 tiếp tục giao Chính phủ quy định chi tiết nội dung của điều khoản này, nhằm bảo đảm tính cụ thể và khả thi trong thực tiễn.

Trên cơ sở đó, Chính phủ đã xây dựng tờ trình về các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo khoản 2 Điều 7, trong đó có đề xuất giảm tiền thuê đất năm 2025 – nội dung quan trọng gắn liền với mục tiêu phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch và bối cảnh nhiều khó khăn hiện nay.

Qua quá trình rà soát các quy định pháp luật liên quan, nhiều trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã được ghi nhận trong các nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ trước đây, nhưng chưa được đưa vào phạm vi khoản 1 Điều 7 của Luật Đất đai 20. Việc Chính phủ đề xuất tiếp tục kế thừa và quy định cụ thể những trường hợp này là cần thiết, nhằm bảo đảm tính nhất quán, minh bạch, đồng thời phát huy tối đa hiệu lực chính sách trong hỗ trợ các nhóm đối tượng phù hợp.

Cụ thể, các trường hợp đề xuất được miễn, giảm bao gồm:

Miễn tiền sử dụng đất với diện tích giao trong hạn mức để bố trí tái định cư cho hộ gia đình vùng ngập lũ, dân làng chài, người sống trên sông nước, đầm phá di chuyển đến khu định cư mới theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt.

Miễn tiền thuê đất đối với các diện tích sử dụng xây dựng trụ sở Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, và đất phục vụ các hoạt động xã hội hóa không nằm trong danh mục ưu đãi đầu tư như giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường…

Giảm 50% tiền thuê đất cho hợp tác xã thuê đất để sản xuất kinh doanh theo quy định của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP.

Miễn, giảm tiền thuê đất cho các tổ chức sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật; hoặc bị ảnh hưởng bởi thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất khả kháng…

Miễn tiền thuê đất với diện tích phục vụ ngoại giao, hợp tác quốc tế, văn hóa đối ngoại theo hình thức hỗ tương hoặc theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Miễn tiền thuê đất cho cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp khoa học và công nghệ đáp ứng điều kiện, gồm: đất xây dựng phòng thí nghiệm, cơ sở ươm tạo công nghệ, sản xuất thử nghiệm…

Đề xuất giảm tiền thuê đất năm 2025 xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và căn cứ vững chắc về chính sách. Cụ thể, ngày /1/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Kết luận số 123-KL/TW về Đề án bổ sung phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, đặt mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, làm nền tảng hướng tới tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Kết luận này cho thấy quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong việc phục hồi, tăng tốc nền kinh tế.

Ngày 22/12/20, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia – những trụ cột phát triển bền vững. Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết số 192/2025/QH vào ngày 25/2/2025, chính thức bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng như trên.

Theo nguyên tắc xây dựng chính sách mà Chính phủ đặt ra, các trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất ngoài những quy định trong Luật Đất đai 2024 phải đáp ứng các điều kiện cụ thể. Trước hết, không được trùng với các trường hợp đã quy định tại khoản 1 Điều 7. Đồng thời, phải có văn bản đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm tính minh bạch, tránh lạm dụng chính sách và duy trì công bằng trong tiếp cận đất đai.

Chính phủ cũng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao quyền nghiên cứu và ban hành 11 chính sách cụ thể thuộc nhóm các trường hợp khác được miễn, giảm theo khoản 2 Điều 7, sau khi hội đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đề xuất mở rộng các trường hợp miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất