Thay vì mức cũ 10% vốn không thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia, Sở Xây dựng Hà Nội đề xuất tăng lợi nhuận xây nhà ở xã hội lên - 20%.
Hiện tại, lợi nhuận tối đa khi chủ đầu tư xây nhà ở là 10% tổng vốn đầu tư. Tức là nếu dự án có vốn đầu tư là 1.000 tỷ đồng thì chủ đầu tư có lời khoảng 100 tỷ đồng.
Việc quy định chủ đầu tư hưởng tối đa 10% lợi nhuận khiến họ không mặn mà xây dựng nhà ở xã hội. Trong khi một dự án nhà ở xã hội phải mất 3 - 5 năm mới hoàn tất thủ tục hành chính cho đến lúc nhận quyết định cấp giấy phép xây dựng, số lượng thủ tục, giấy tờ có khi gấp đôi so với dự án nhà ở thương mại… gây tốn kém rất nhiều đối với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các vấn đề liên quan đến tỷ lệ đất, quy hoạch đất, bố trí đất cho dự án nhà ở xã hội cũng chưa đáp ứng.
Do đó, Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, tăng mức lợi nhuận lên - 20% cũng là mong muốn của nhiều chủ đầu tư trên thị trường.
Theo chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực, giữa bối cảnh nguồn vốn tắc nghẽn, tiếp cận tài chính khó khăn, chi phí chuẩn bị dự án, nguyên vật liệu, nhân công, lạm phát tăng, thì mức lợi nhuận tối đa 10% qua tính toán sẽ không lãi, thậm chí lỗ nên doanh nghiệp xây nhà xã hội khó chấp nhận được hạn mức này
TS. Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) cho rằng cần tăng lợi nhuận lên % hoặc thưởng theo thực tế thành tích phát triển nhà ở xã hội hay hình thức tương đương để bù đắp chi phí, tạo động lực cho các nhà đầu tư tiếp tục phát triển phân khúc nhà ở xã hội.
Ông Lê Xuân Nghĩa đồng quan điểm nên bỏ quy định về lợi nhuận tối đa đối với các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội. Thay vào đó, ban hành khung giá cho nhà ở xã hội phù hợp từng địa phương. Về lãi suất cho các chủ đầu tư vay thì áp dụng theo phương thức lãi suất thị trường (là lãi suất cho vay trung dài hạn bằng đồng Việt Nam bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước bao gồm Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank trên thị trường trong từng thời kỳ) trừ 2%.