Theo chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội Kha XIII, sáng ngy 22/5 Quốc hội thảo luận tại tổ Dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội v HĐND.
Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN
Chất vấn tại kỳ họp Quốc hội
Cụ thể hóa quy định về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, Điều 16 của dự thảo đã dự kiến 2 phương án. Trong đó, phương án 1 được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa quy định tại khoản 2 Điều 80 của Hiến pháp là: Người trả lời chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp hoặc tại phiên họp UBTVQH; trong trường hợp cần thiết, Quốc hội, UBTVQH cho trả lời bằng văn bản.
Theo đó, tại kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người trả lời chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến UBTVQH để chuyển đến người trả lời chất vấn. Người trả lời chất vấn có trách nhiệm trả lời trực tiếp các câu hỏi tại phiên họp chất vấn.
Trong phương án 2, dự thảo quy định cụ thể về thẩm quyền của UBTVQH trong việc tổng hợp nội dung chất vấn và dự kiến danh sách những người trả lời chất vấn, nội dung nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội và báo cáo Quốc hội quyết định; những loại chất vấn được trả lời bằng văn bản nhằm luật hóa những trình tự, thủ tục về chất vấn đang thực hiện hiệu quả trên thực tế.
Trong cả 2 phương án đều bổ sung một số quy định nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, hiệu quả của hoạt động chất vấn như: Quy định cụ thể về trách nhiệm báo cáo của người trả lời chất vấn, việc đánh giá việc thực hiện nghị quyết sau chất vấn nhằm khắc phục những tồn tại trong giám sát “hậu chất vấn” thời gian qua.
Đồng thời, dự thảo bổ sung quy định phiên họp chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp để phù hợp với thực tiễn tiến hành hoạt động chất vấn và bảo đảm nguyên tắc công khai trong hoạt động giám sát.
Dự thảo cũng làm rõ nội dung nghị quyết của Quốc hội về việc trả lời chất vấn và xem xét trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Cụ thể, nghị quyết về việc trả lời chất vấn phải có những nội dung cơ bản là: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người trả lời chất vấn, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân liên quan đến vấn đề chất vấn; các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, thời hạn thực hiện; trách nhiệm thi hành của cơ quan, cá nhân; trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết; đánh giá trách nhiệm của người trả lời chất vấn.
Bên cạnh đó, cả hai phương án cũng đưa ra yêu cầu: Chậm nhất 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, người đã trả lời chất vấn có trách nhiệm gửi báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp trước đến đại biểu Quốc hội và UBTVQH.
Việc báo cáo được thực hiện cho đến khi hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm quy định trong các nghị quyết.
Tại kỳ họp cuối năm của năm giữa nhiệm kỳ và kỳ họp cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo tổng hợp của Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của UBTVQH về chất vấn và các vấn đề đã hứa tại các kỳ họp Quốc hội, phiên họp UBTVQH.
Chất vấn tại phiên họp UBTVQH
Về chất vấn và xem xét trả lời chất vấn tại phiên họp UBTVQH trong thời gian giữa 2 kỳ họp Quốc hội, Điều 27 cũng thiết kế 2 phương án (tương tự như quy định chất vấn tại kỳ họp Quốc hội).
Theo phương án 1, tại phiên họp UBTVQH, đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người trả lời chất vấn vào phiếu chất vấn và gửi đến UBTVQH để chuyển đến người trả lời chất vấn. Người trả lời chất vấn có trách nhiệm trả lời trực tiếp các câu hỏi tại phiên họp chất vấn.
Phương án 2 quy định cụ thể về thẩm quyền của UBTVQH trong việc tổng hợp nội dung chất vấn và dự kiến danh sách những người trả lời chất vấn, nội dung nhóm vấn đề chất vấn tại phiên họp UBTVQH; những loại chất vấn được trả lời bằng văn bản nhằm luật hóa những trình tự, thủ tục về chất vấn đang thực hiện hiệu quả trên thực tế.
Trong cả 2 phuơng án đều bổ sung quy định phiên họp chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp và truyền hình trực tuyến đến các tỉnh, thành phố để các đại biểu Quốc hội tham gia nhằm thể hiện nguyên tắc công khai trong hoạt động giám sát của Quốc hội, đồng thời bảo đảm quyền của các đại biểu Quốc hội trong việc tham gia phiên chất vấn của UBTVQH. Điều này cũng bổ sung quy định cụ thể về nội dung của nghị quyết chất vấn và trách nhiệm của người trả lời chất vấn.