Sáng nay (/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến ton quốc về bảo vệ mi trường. Tại Hội nghị, Thủ tướng nêu r, để xảy ra mi trường nhiễm nặng, Chủ tịch UBND nơi đ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc Hội nghị
Tham dự có các Phó Thủ tướng: Trương Hòa Bình, Vũ Đức Đam, Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo các bộ, ban, ngành và 63 tỉnh, thành phố tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thời gian qua, tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra phức tạp với nhiều sự cố nghiêm trọng gây bất ổn xã hội. Nhiều điểm nóng môi trường đã xảy ra.
Thủ tướng cho rằng, tình trạng ô nhiễm môi trường bùng phát gần đây là do tích tụ từ lâu trong quá trình phát triển, giờ bắt đầu bộc lộ. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí nghiêm trọng xảy ra ở các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề diễn ra trên diện rộng chứ không chỉ một vài điểm. Nhiều vụ khiếu kiện đông người về môi trường tạo ra những điểm nóng về trật tự xã hội.
“Thực trạng trên làm chúng ta phải thay đổi tư duy phát triển, tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, cuộc sống bình yên của người dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Môi trường chịu áp lực từ phát triển kinh tế
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà báo cáo tại Hội nghi cho biết, hằng năm, có hơn 2.000 dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nếu không được đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát hiệu quả thì sẽ là những nguy cơ rất lớn đến môi trường. Các vấn đề môi trường theo dòng chảy sông Mê Công, sông Hồng, các sông xuyên biên giới ngày càng phức tạp; việc xây dựng các dự án thủy điện của một số quốc gia trên dòng chính sông Mê Công đã và đang có những tác động, ảnh hưởng lớn đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, nhiều nguồn tác động rất to lớn đến môi trường ở nước ta như 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; 6 cụm công nghiệp (trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống xử lý nước thải tập trung); hơn 500.000 cơ sở sản xuất (số liệu tính đến tháng 01/2016) ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu; hơn 13.500 cơ sở y tế (hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại; 125.000 m3 nước thải y tế);...
Trên thực tế đã xảy ra sự cố môi trường lớn, tác động trên diện rộng, đặc biệt là sự cố môi trường biển miền Trung; bùng phát các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng hạn hán, khô hạn và hoang mạc hóa do tác động cực đoan của thời tiết và biến đổi khí hậu đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nước thải sinh hoạt ở hầu hết các đô thị, khu dân cư chưa được xử lý; rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp chưa được quản lý tốt, gây ô nhiễm môi trường. Nguồn nước mặt, nước dưới đất trong các đô thị, khu dân cư ở một số địa phương bị ô nhiễm nặng. Các khu vực ô nhiễm tồn lưu chậm được xử lý, cải tạo, phục hồi dẫn đến ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên giảm mạnh, đa dạng sinh học tiếp tục bị suy thoái nhanh…
Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà trình bày báo cáo tại Hội nghị
Phân tích về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh đến những yếu tố chủ quan: “Nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến, nhất là trong quá trình thẩm định, xét duyệt, thực hiện các dự án đầu tư. Cơ chế thu hút FDI bằng mọi giá, đánh đổi với chi phí cơ hội về môi trường”.
Tại Hội nghị, quan điểm của các bộ, ngành, địa phương đều bày tỏ lo ngại trước thực trạng môi trường đất nước và nhìn nhận những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường là những nội dung cần được ưu tiên trong quản lý Nhà nước thời gian tới. Đặc biệt, sự cố môi trường biển miền Trung tháng 4 vừa qua diễn ra trên diện rộng, gây ra hậu quả lớn về kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài; ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch; làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân.
Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường trên địa bàn
Đồng tình với nhiều ý kiến phân tích về nguyên nhân những yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường chủ yếu là yếu tố chủ quan, Thủ tướng nhận xét, ý thức tôn trọng pháp luật về môi trường chưa nghiêm. Nhiều doanh nghiệp thực hiện không nghiêm túc những quy định về môi trường. Bộ máy quản lý Nhà nước về môi trường chưa đồng bộ, thiếu thống nhất từ trung ương đến địa phương, chưa theo kịp các diễn biến phức tạp của các vấn đề về môi trường. Cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực này thì yếu và thiếu chuyên môn nghiệp vụ, nhất là các địa phương; một bộ phận cán bộ còn vô trách nhiệm, có biểu hiện tiêu cực. Quản lý Nhà nước còn chồng chéo, thiếu thống nhất, chưa có sự phối hợp tốt giữa Trung ương và địa phương. Ngoài ra, nguồn lực đầu tư cho bảo vệ môi trường còn hạn hẹp, phân bổ dàn trải, nhất là xã hội hóa nguồn lực còn chậm, thiếu cơ chế chính sách đột phá.
Thủ tướng lo lắng trước việc cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương chưa phát huy đúng vai trò bảo vệ môi trường, chưa phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức xã hội, nhất là chưa vận động nhân dân tích cực tham gia vào việc bảo vệ môi trường; việc phát hiện và xử lý còn chậm, chủ yếu qua báo chí và nhân dân mà sự cố Formosa là một điển hình.
Thủ tướng kết luận, ngay sau hội nghị, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành một Chỉ thị về công tác bảo vệ môi trường. Lãnh đạo các địa phương phải khẩn trương ban hành Nghị quyết chuyên đề ở địa phương và ngay sau đó là xây dựng đề án, chủ động rà soát giải quyết vấn đề môi trường tại địa bàn
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tinh thần chỉ đạo trong bảo vệ môi trường là huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; tập trung xử lý các khó khăn, yếu kém, thực hiện nghiêm túc đồng bộ các giải pháp, tạo chuyển biến căn bản trong ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi ô nhiễm môi trường.
Bảo vệ môi trường không còn là vấn đề của tương lai mà là vấn đề hiện hữu. Chúng ta cần ngay những giải pháp cả ngắn hạn và dài hạn. Môi trường bền vững đồng nghĩa với chỗ đứng lâu dài và giá trị gia tăng của Việt Nam trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, Thủ tướng nói.
Thủ tướng chỉ đạo, bảo vệ môi trường phải được xác định là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển. Trên tinh thần đó, không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Không cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, nhất là dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở các vùng nhạy cảm.
Thủ tướng nêu rõ, Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Chính phủ coi đây là nhiệm vụ cần tập trung, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Ở đâu xảy ra môi trường ô nhiễm nặng, Chủ tịch UBND ở đó phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Chính phủ, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng yêu cầu có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ việc xét duyệt, triển khai dự án và kiểm soát khi sự cố môi trường xảy ra.
Hoan nghênh một số địa phương đã từ chối một số dự án gây ô nhiễm môi trường, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổng thể về kiểm tra giám sát thực thi luật pháp về bảo vệ môi trường ; phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường.
Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá, xếp hạng công tác bảo vệ môi trường các địa phương từ 2017. Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng hệ thống quan trắc bảo vệ môi trường tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực tập trung nguồn thải, khu vực nhạy cảm về môi trường. Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; tiến hành rà soát, đề xuất sửa đổi hệ thống pháp luật về môi trường; sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường các cấp.