Ngy 18/9, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh v Viện Hn lâm KHXH Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đn Kinh tế-Xã hội Việt năm 2022.
Diễn đàn diễn ra với các với phiên hội thảo chuyên đề "Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội."; “Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững”; ’Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững’’;…
Đưa đất về đúng giá trị, tránh đầu cơ, thổi giá
Về nội dung chủ đề: "Đẩy mạnh cải cách thể chế - Hoàn thiện chính sách về đất đai, giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội”, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Thành Phong cho biết, thị trường bất động sản được coi là một trong những thành tố quan trọng của nền kinh tế. Nên nếu minh bạch, thuận lợi sẽ mang lại cơ hội thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước, tạo nguồn lực để ổn định, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Do vậy, giá đất ổn định rất quan trọng. Thực tế hiện nay, đã xuất hiện tình trạng trả giá cao bất thường không phải vì hiệu quả mảnh đất mang lại mà nhằm trục lợi thông qua đẩy giá thị trường tăng lên để bán những mảnh đất đã có với giá cao thu lợi hoặc mượn giá cao để làm gia tăng giá trị tài sản của nhà đầu tư nhằm hợp pháp hoá cho các hoạt động huy động vốn.
Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, cơ chế giá đất cho phát triển bất động sản phải xác định phù hợp với giá trị thị trường của đất đai và sử dụng cơ chế thị trường trong lựa chọn các nhà đầu tư dự án phát triển bất động sản. Nhà nước phải trực tiếp thực hiện thu hồi và đền bù giải phóng mặt bằng theo cơ chế thống nhất đối với mọi dự án đầu tư phát triển bất động sản có quyết định phê duyệt đầu tư của Nhà nước…
Còn theo, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá đất thị trường không phải là một giá trị cố định, chính xác cho một thửa đất nào đó. Giá đất thị trường vẫn tồn tại, nhưng giao động trong một khoảng giá trị nào đó và trong một khoảng thời gian nào đó.
Do vậy, trong bối cảnh khi chính sách đất đai tác động lớn đến thị trường bất động sản hiện nay, cần sớm đưa định nghĩa giá thị trường theo tiêu chuẩn quốc tế vào Luật Đất đai (sửa đổi). Ngoài ra, các quy định về phát triển thị trường quyền sử dụng đất vẫn còn thiếu, cần tiếp tục được nghiên cứu và hoàn thiện hơn nữa như cải cách hệ thống thuế sử dụng đất hay thuế bất động sản hoặc tài sản; mở rộng cơ chế thế chấp của các dự án đầu tư, cho phép thế chấp có kiểm soát tại các tổ chức tài chính nước ngoài, ông Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.
Các chuyên gia cũng nhận định, một trong những cải cách đột phá trong sửa đổi Luật Đất đai lần này là định giá đất. Điều này đươc kỳ vọng sẽ mang lại tác động tích cực, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao cuộc sống người dân là việc định giá đất. Giá đất đúng giá trị thì sẽ giải quyết được vấn đề đầu cơ, thổi giá hiện nay trên thị trường.
Hiệu ứng các chính sách hỗ trợ DN
Về chủ đề: “Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững”, phiên thảo luận của diễn đàn nhận được nhiều ý kiến đóng góp rất quan trọng.
Hiện nay, thị trường lao động sau đại dịch COVID-19 tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức. Vậy làm thế nào để thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững là vấn đề mà các đại biểu đặt ra.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, ngay sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; trong đó, nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, với 17 nhóm nhiệm vụ liên quan đến ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn triển khai chương trình.
Một trong số đó là nhóm chính sách đầu tư công, liên quan gói 176.000 tỷ đồng mà nguyên nhân kéo dài triển khai, thực hiện do bối cảnh khách quan về tình hình dịch bệnh. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Chính phủ đã trình 94 dự án, vốn đạt hơn 140.000 tỷ đồng. Hơn 20.000 tỷ đồng đối với nhiệm vụ dự án còn lại, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục và triển khai ngay sau khi hoàn thiện.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, sau 3 tháng triển khai Nghị định 31 về hỗ trợ 2% lãi suất từ ngân sách nhà nước (với 40.000 tỷ đồng trong năm 2022 và 2023), doanh số cho vay hỗ trợ lãi suất mới đạt gần 4.100 tỷ đồng với gần 550 khách hàng. Số tiền lãi đã hỗ trợ đạt chỉ 1 tỷ đồng, dư nợ được hỗ trợ lãi suất là 3.966 tỷ đồng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà nhận định, số liệu về giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2% hiện còn khiêm tốn, chưa được như kỳ vọng do một số nhóm khó khăn. Như tiếu chí đánh giá khả năng phục hồi của khách hàng, đối tượng được hỗ trợ…Hơn nữa, các ngân hàng thương mại có tâm lý e ngại do gói hỗ trợ lãi suất trước đây cũng có khó khăn nhất định về giải ngân và kiểm toán. Khách hàng cũng e ngại hoạt động thanh tra, kiểm toán sau này.
Chủ tịch Deloitte Việt Nam Hà Thu Thanh cho biết, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Bởi hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ nên cách tiếp cận vốn duy nhất là vay vốn qua các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, tài sản đảm bảo giá trị thấp, số vốn vay được thấp nên hạn chế việc mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.
Việt Nam cần tính toán kĩ về dự trữ ngoại hối
Về chủ đề’Củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững’’, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, tác động của đại dịch cũng như những xung đột chính trị quốc tế gây ảnh hưởng nhiều mặt với nền kinh tế Việt Nam, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, bất ổn thị trường lao động, tăng giá nguyên liệu đầu vào. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong ổn định sản xuất kinh doanh.
Trước tình hình đó, Quốc hội, Chính phủ sử dụng linh hoạt, hiệu quả chính sách tài khóa trong thời gian vừa qua. Các chính sách miễn giảm, hoãn thuế đã có tác động trực tiếp đối với tình hình kinh tế, đời sống người dân. Nhiều chính sách tài khóa, như gói chính sách tài chính hỗ trợ người lao động thuê nhà, gói hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai đem lại hiệu ứng tích cực.
Quốc hội, Chính phủ cũng đã có những quyết sách quan trọng, tạo điều kiện mở rộng nguồn cung, sẵn sàng cho các biến cố trong tình hình thế giới khó khăn, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ đang chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp tục nghiên cứu các chính sách thuế về thuế bảo vệ môi trường, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt để trình Quốc hội trong Kỳ họp sắp tới, để có công cụ linh hoạt ứng phó với các tình huống giá năng lượng, xăng dầu biến động mạnh mẽ, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Bộ Tài chính đã sẵn sàng nghiên cứu kỹ lưỡng, chủ động trong các giải pháp tài khóa, để có các phương án, kịch bản đa dạng ứng phó với tất cả các tình huống, đúng như phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” như Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nêu.
Đánh giá về triển vọng phát triển kinh tế ổn định của Việt Nam, các chuyên gia quốc tế nhận định: Việt Nam cần tính toán kĩ về dự trữ ngoại hối. Nền kinh tế Việt Nam cũng như xuất khẩu quốc gia đang ngày càng trở nên mạnh mẽ dù thế giới đã và đang phải trải qua nhiều cú sốc về kinh tế như đại dịch COVID-19. Rồi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc, gần đây nhất là xung đột quân sự giữa giữa Nga và Ukraine, FDI vẫn liên tục chảy vào nhiều ngành nghề của Việt Nam bất chấp sự kiện nêu trên, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất. Các chuyên gia kỳ vọng rằng đà tăng trưởng của Việt Nam vẫn sẽ tiếp diễn bất chấp thế giới và nền tài chính toàn cầu đang trải qua giai đoạn suy giảm.