Từ lâu việc sở hữu một căn nhà đã là khát vọng chính đáng của nhiều người dân, nay trở nên gần hơn bao giờ hết nhờ những định hướng và hỗ trợ thiết thực từ Nhà nước.
Đối với những gia đình trẻ mới lập nghiệp, công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cán bộ công chức, viên chức... có thu nhập còn hạn chế, việc tích lũy đủ tài chính để mua một căn nhà thương mại thường là một thách thức lớn. Chính sách nhà ở xã hội, với các ưu đãi về giá cả, lãi suất vay vốn, và điều kiện mua, mở ra cơ hội tiếp cận nhà ở mà trước đây họ khó có thể mơ tới.
Để hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia chương trình nhà ở xã hội năm 2025, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Văn Trà, Công ty Luật TNHH Sơn Trà thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa, một chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản và pháp luật nhà ở.
Luật sư Vũ Văn Trà chia sẻ: Hiện nay, theo quy định tại Điều 78 Luật Nhà ở năm 2023 và Điều 29 Nghị định 100/20/NĐ-CP thì để người dân có thể được mua nhà ở xã hội cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
Thứ nhất là điều kiện về nhà ở:
Phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó, chưa được mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đó.
Có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có dự án nhà ở xã hội nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu, cụ thể là thấp hơn m2 sàn/người. Diện tích nhà ở bình quân đầu người được xác định trên cơ sở bao gồm: người đứng đơn, vợ (chồng) của người đó, cha, mẹ (nếu có) và các con của người đó (nếu có) đăng ký thường trú tại căn nhà đó.
Trường hợp là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang thì hiện không ở trong nhà công vụ.
Thứ hai là điều kiện về thu nhập:
(1) Đối với các đối tượng là: Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị; công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp; cán bộ, công chức, viên chức thì phải đảm bảo điều kiện về thu nhập như sau:
Trường hợp người đứng đơn là người độc thân thì có thu nhập hàng tháng thực nhận không quá triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận. Trường hợp người đứng đơn đã kết hôn theo quy định của pháp luật thì người đứng đơn và vợ (chồng) của người đó có tổng thu nhập hàng tháng thực nhận không quá 30 triệu đồng tính theo Bảng tiền công, tiền lương do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi đối tượng làm việc xác nhận.
Thời gian xác định điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề, tính từ thời điểm đối tượng quy định tại khoản này nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua nhà ở xã hội.
Trường hợp người thu nhập thấp tại khu vực đô thị không có Hợp đồng lao động thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị xác nhận, UBND cấp xã thực hiện việc xác nhận điều kiện về thu nhập trong 01 năm liền kề tính từ thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ cho chủ đầu tư để đăng ký mua nhà ở xã hội.
(2) Đối với đối tượng là: Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn; hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu; hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị thì phải thuộc trường hợp hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ.
(3) Đối với đối tượng là: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác thì áp dụng điều kiện thu nhập theo quy định tại Điều 67 Nghị định 100/20/NĐ-CP.
Như vậy, để thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội thì người dân phải đáp ứng được 02 điều kiện cần và điều kiện đủ, cụ thể là: (1) Thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; (2) Đáp ứng được các điều kiện về nhà ở và thu nhập.
Khi đủ điều kiện mua nhà ở xã hội như trên thì người mua có thể được hưởng những chính sách hỗ trợ rất ưu đãi, cụ thể là:
Giá bán ưu đãi: Giá bán nhà ở xã hội thường được Nhà nước kiểm soát và thấp hơn đáng kể so với giá nhà ở thương mại trên thị trường. Điều này giúp người có thu nhập thấp tiếp cận được với nhà ở phù hợp với khả năng tài chính.
Hỗ trợ vay vốn ưu đãi: Người mua nhà ở xã hội thường được tiếp cận các gói vay vốn từ các ngân hàng thương mại nhà nước với lãi suất ưu đãi và thời gian vay dài hơn so với các khoản vay thương mại thông thường. Các chương trình cho vay này thường có sự hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước.
Phương thức thanh toán linh hoạt: Các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thường đưa ra các phương thức thanh toán linh hoạt, chia thành nhiều đợt, giúp giảm áp lực tài chính ban đầu cho người mua.
Miễn, giảm một số loại thuế, phí: Người mua nhà ở xã hội có thể được miễn hoặc giảm một số loại thuế, phí liên quan đến việc mua bán nhà, như lệ phí trước bạ.
Hỗ trợ thủ tục pháp lý: Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn và hỗ trợ người dân trong quá trình hoàn thiện các thủ tục pháp lý liên quan đến việc mua nhà ở xã hội.
Mặc dù ưu đãi là vậy, tuy nhiên trên thực tế hiện nay việc tiếp cận nhà ở xã hội vẫn còn gặp nhiều bất cập. Mặc dù giá bán thấp hơn so với nhà ở thương mại, nhưng đối với những người có thu nhập thấp, việc tích lũy đủ tiền để mua nhà vẫn là một thách thức lớn.
Hơn nữa, số lượng dự án nhà ở xã hội còn quá ít so với nhu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng cạnh tranh gay gắt và không ít trường hợp người dân phải "chạy vạy" để có được một suất mua. Nhìn chung, để mua được nhà ở xã hội, người dân cần tìm hiểu kỹ thông tin, đáp ứng đầy đủ các điều kiện và thực hiện đúng quy trình theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cần có cái nhìn thực tế về những ưu và nhược điểm của nhà ở xã hội để đưa ra quyết định phù hợp nhất với hoàn cảnh của mình.
“Để tận dụng tối đa các cơ hội từ chính sách nhà ở xã hội năm 2025, người dân cần chủ động tìm hiểu thông tin về các dự án đang triển khai và các quy định pháp luật liên quan. Các điều kiện cụ thể có thể có sự điều chỉnh và khác biệt giữa các địa phương. Người dân cần theo dõi sát sao các thông báo và quy định của cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương mình để nắm bắt thông tin chính xác nhất. Từ đó chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đáp ứng các điều kiện theo quy định và liên hệ sớm với các cơ quan chức năng hoặc chủ đầu tư sẽ giúp tăng cơ hội sở hữu nhà ở xã hội”, luật sư Trà chia sẻ thêm.