“Tiếng đình Cung Chúc quả khng sai. Kiến trúc kỳ cng đủ vẻ ti. Mười sáu lỗ đục qua cột cái. Cổ truyền nay c một khng hai”.
Theo một số tài liệu, đình Cung Chúc (tên cũ là đình Kính Chúc) là ngôi đình cổ, hàng trăm năm tuổi, được xây dựng từ thời Lê, thờ 4 vị Thành Hoàng làng là Thuần Chính, Thanh Tĩnh Long Cung, Quý Minh và Hải Khẩu Đài Bàng Chi Thần đã có công đánh giặc, bảo quốc an dân. Trước đây, đình Cung Chúc thuộc thôn Kính Chúc, tổng Viên Lang, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương.
Đó là 4 câu thơ được lưu truyền trong dân gian, ca ngợi về ngôi đình cổ Cung Chúc, tọa lạc ngay bên dòng Phú Nông Giang (sông Luộc ngày nay), thuộc thôn Cung Chúc, xã Trung Lập, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.
Cho đến bây giờ, ngôi đình cổ Cung Chúc được xây dựng vào triều đại nào, năm nào vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ chưa có câu trả lời, giải đáp thỏa đáng. Nhưng một điều mà bao người hiểu và ca tụng nhắc tới là đình cổ Cung Chúc nổi danh khắp vùng với kiến trúc tài hoa, độc đáo có một không hai như những câu thơ trên đã gieo vần. Đình cổ Cung Chúc tuy không lớn nhưng rất nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo không giống bất cứ ngôi đình nào hay có thể nói đình là một kiệt tác về kiến trúc đương thời.
Ngôi đình cổ có 25 gian xây theo kiến trúc kiểu tứ diện đồng tứ, bốn hướng đều thấy năm gian và năm gian hậu cung rất bề thế, được làm hoàn toàn bằng gỗ lim, gồm các hàng cột đỡ các bộ vì liên kết, mộng chốt theo kiểu chồng rường - giá chiêng, chạm khắc hoa văn cầu kì, tinh xảo. Ở đại đình là 4 bộ vì, trên 8 cột cái và 8 cột quân. Các bộ vì liên kết với nhau qua hệ thống xà dọc. Tất cả chỉ sử dụng vẻn vẹn 16 lỗ đục thông qua cột cái. Các kết cấu còn lại liên kết bằng khớp chồng mộng trên các đấu ở các đầu cột, tạo nên ngôi đình bề thế và vững chắc. Phần trước đình có 10 cột, trong đó 6 cột góc mỗi cột đục 2 lỗ, 4 cột còn lại mỗi cột đục 1 lỗ (16 lỗ đục), sau đó được khớp chồng, đấu đỡ để giữ mái.
Theo một số tài liệu, đình Cung Chúc (tên cũ là đình Kính Chúc) là ngôi đình cổ, hàng trăm năm tuổi, được xây dựng từ thời Lê, thờ 4 vị Thành Hoàng làng là Thuần Chính, Thanh Tĩnh Long Cung, Quý Minh và Hải Khẩu Đài Bàng Chi Thần đã có công đánh giặc, bảo quốc an dân. Trước năm 1883, đình Cung Chúc thuộc xã Kính Chúc, tổng Viễn Lang, phủ Hưng Hà, trấn Hải Dương. Thời kì Pháp thuộc đến năm 1945, đình Cung Chúc thuộc xã Cung Chúc, tổng Viễn Lang, phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương.
Để tìm hiểu về cội nguồn, gốc tích, giá trị và sự thay đổi qua thời gian của ngôi đình cổ Cung Chúc, ông Vũ Bá Xịnh là một cán bộ đã nghỉ hưu, người con sinh ra và lớn lên ở địa danh ngôi đình tọa lạc đã giành nhiều năm để nghiên cứu, sưu tầm tư liệu lịch sử, thần phả còn lữu giữ khắp nơi về ngôi đình.
Theo nghiên cứu, tìm hiểu của ông Vũ Bá Xịnh, 4 vị Thành Hoàng ngoài được thờ chung tại đình Cung Chúc thì từng vị còn được thờ riêng tại 4 ngôi miếu ở 4 vị trí bao quanh làng Cung Chúc. Trong đó, miếu Đường Láng thờ vị Thuần Chính, miếu Đồng Gòi thờ vị Thanh Tĩnh, miếu Cửa Đìa thờ thần Quý Minh và miếu Chiều Bàng thờ Hải Khẩu Đài Bàng.
Theo đó, Thuần Chính (Sắc phong Trung Đẳng thần) là Cư sĩ phu nhân Trinh Uyển Uông Nhuận, quê ở Mao Điền, Đạo Hồng Châu, tên là Phùng Vĩnh Hoa. Bà cùng cha mẹ lập Trang Tiên Nha, nay là xóm trại bên bờ Đầm Vạc, thành phố Vĩnh Yên (có tài liệu viết khi cha mẹ mất, bà mới rời quê đi lập nghiệp). Ở đây, bà chiêu mộ binh sĩ luyện quân, sau đó phò tá Hai Bà Trưng và được phong là “Nội thị Tướng quân Vĩnh Hoa Công chúa”.
Ba năm sau khi Trưng nữ Vương lên ngôi, đóng đô ở Mê Linh, Mã Viện đem quân sang xâm lược nước ta, Phùng Vĩnh Hoa tướng quân chỉ huy quân chiến đấu với giặc nhưng bị chúng cô lập ở Tiên Nha. Thế cùng lực tận trước quân xâm lược bạo ngược, bà đã nhảy xuống sông Nguyệt Đức tử tiết ngày 14/9 năm Quý Mão 43.
Để tưởng nhớ công lao của bà, các triều đại hậu thế đã phong thần cho bà. Năm 982, Vua Lê Đại Hành phong bà là “Vĩnh Hoa Nương linh Hiển nữ quốc Công chúa”. Năm 1891, Vua Đồng Khánh phong bà là “Dực Bảo Trung Hưng”. Đến đời Vua Khải Định, bà được phong là “Trinh Uyển Dực bảo Trung Hưng Linh từ”.
Tại đình Cung Chúc, năm 1889 Vua Thành Thái khi lên ngôi tiếp tục phong Mỹ tự cho bà là “Dực bảo Trung Hưng Linh từ”. Hiện ở miếu Đường Láng vẫn còn câu đối nói về công đức của bà là “Thiên Đức Vương Trần Hữu Công Pháp. Nghĩa dựng tâm linh Hồ di Nhân”.
Thanh Tĩnh Chàng rồng sắc thượng đẳng thần là Đức Thánh Tam Giang (Thần Sông) có tên húy là Trương Hống. Ông có công phò tá Triệu Quang Phục, đánh tan quân xâm lược Nhà Lương, giữ vững nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Sau khi Lý Phật Tử phản trắc đánh úp Triệu Việt Vương để giành ngôi vua đã dùng mưu kế mua chuộc tướng Trương Hống, Trương Hát (hai anh em). Thế nhưng ý chí kiên trung quyết không thờ hai vua, đường cùng nên hai ông đã tử tiết ở núi Phù Long.
Sau khi mất, hai ông đã linh nghiệm âm phù các triều đại sau đánh giặc giữ nước và được phong thần ở Sông Cầu.
Sau này, tên tuổi của hai ông gắn liền với chiến tích đánh tan giặc Tống (năm 1076) qua bài thơ “Nam quốc Sơn Hà”. Tại miếu Đồng Gòi còn lưu giữ câu thơ ca tụng công đức của tướng Trương Hống là “Vĩnh tụ giá bội linh địa ứng. Tao vân giá vũ đầu anh linh”. Bức đại tự ngoài cửa miếu có ghi ba chư Hán cổ “Bẩm Sơn Hà” nghĩa là “Ông có công lao lẫm liệt giang sơn, đất nước”.
Thần Quý Minh hay Đức Thánh Qúy Minh Đại vương (Sắc phong Thượng đẳng thần) theo truyền thuyết là một trong ba anh em, ba vị tướng được phong thánh gồm Đức Thánh Tân Viên, Đức Thánh Cao Sơn và Đức Thánh Quý Minh.
Thần Quý Minh là người có công lao trấn ải Sơn Nam bảo vệ đất nước thời Vua Hùng Duệ Vương (Vua Hùng thứ 18). Ngài là Thượng đẳng thần được các triều đại ban chiếu sắc phong, được nhân dân thờ phụng, trở thành vị Thành Hoàng làng ở nhiều nơi. Hiện nay, tại Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) cũng thờ Đức Thánh Quý Minh, ở làng Ngâm Mục (Gia Bình, Bắc Ninh) vẫn còn lưu giữ bản thần tích của ngài.
Tại miếu Cửa Đìa thờ Đức Thánh Qúy Minh còn hai câu đối cổ ca tụng công đức của ngài là “Đức đại yên dân thiên cổ thịnh. Công cao trạch quốc vạn niên trường” nghĩa là “Đức lớn yên dân ngàn thủa thịnh. Công lao giữ nước vạn năm dài”…
Hàng năm, Lễ hội truyền thống đình Cung Chúc tổ chức cũng chính vào dịp ngày mất của ngài mồng 10/11 Âm lịch.
Hải Khẩu Đài Bàng (Sắc phong Trung đẳng Đại vương) chính là tướng Trần Lãm là người lãnh đạo một trong 12 sứ quân cát cứ ở nước ta. Sau khi xuất tiền vàng mua ruộng đất bán phát cho dân, dần dần tướng Trần Lãm đã chiêu mộ được binh sĩ, dựng thành đắp lũy, xây dựng lực lượng cát cứ. Ông là chỉ huy sứ quân trấn giữ vùng cửa biển (Hải Khẩu) gồm trung tâm phía Nam sông Luộc, cửa Thái Bình (tỉnh Thái Bình) và cửa Ba Lạt (tỉnh Nam Định).
Ông là người có công lớn giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân lập nên cơ nghiệp Nhà Đinh (968-980). Sau khi ông mất ngày 10 tháng 10 năm 967, Vua Đinh Tiên Hoàng đã sắc phong ông là “Quốc Đô Thành Hoàng”.
Tướng quân Trần Lãm (Hải Khẩu Đài Bàng) được nhiều địa phương như Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình thờ phụng. Tại miếu Chiều Bàng thờ ngài vẫn còn 2 câu đối cổ là “Thần công bảo ánh minh thiên cổ. Thánh trạch linh từ hựu vạn dân” và “Tiền đường thủy điển sở hồng biên. Hậu đáo yên bình lục hương long”.
Đình Cung Chúc - nơi thờ tự 4 vị Thành Hoàng, không chỉ bề thế, đẹp về quy mô, độc đáo về kiến trúc mà ở đây còn giữ nhiều hiện vật có niên đại từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX. Trong đó, có 18 đạo sắc phong của các Triều đại Hậu Lê và Triều Nguyễn, sắc xa nhất vào năm 1844, sắc gần nhất là năm Khải Định (19). Đình còn 2 bia đá (Bi ký hậu thần) niên đại Cảnh Trị thất niên (1669) và Cảnh Hưng thứ 37 (1776). Cả hai bia đều có khung diềm chạm các hình cúc mãn khai, cánh sen, hoa dây, đao lửa, vân tản; trán bia trạm nổi “lưỡng long chầu nguyệt”. Đây là một loại cổ vật rất giá trị do có tính độc bản và là một nguồn tư liệu có giá trị về nhiều phương diện.
Ngoài ra, đình còn lưu giữ các bức đại tự, cửa võng, long ngai, kiệu, bát biểu, các bia đá ghi danh hậu thần được cúng tế trong đình, ... Bia hậu thần lập dựng 1669, niên hiệu Cảnh Trị đã ghi danh các hậu thần là Hà Công Tự Huyền Vinh, Phạm Thị Ngọc Hiệu Từ Mỹ. Bia hậu thần thứ hai lập dựng năm 1776, niên hiệu Cảnh Hưng, ghi danh các cụ: Vũ Công Tự giáo thúc, Hà Thị Hiệu từ thường, Ngô Công Tự Đắc khiêm hiệu huệ thắng…
Dưới thời phong kiến ngôi đình chính là nơi diễn ra các hoạt động của làng xã như Hội đình hương chính để bàn việc dân, việc nước. Ngày nay, đình là ngôi nhà chung của nhân dân, là nơi giao lưu gắn kết cộng đồng, địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh truyền thống của người dân địa phương, nơi tổ chức các lễ hội truyền thống dân gian. Hàng năm, từ ngày ngày 9 đến 12/11 Âm lịch, nhân dân địa phương lại nô nức tổ chức lễ hội truyền thống của đình làng với các hoạt động, nghi lễ, trò chơi mang đậm bản sắc văn hóa vùng quê... thu hút được đông đảo người con của quê hương, du khách về dự. Chính vì những giá trị đặc sắc hiếm có đó nên đình Cung Chúc được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 313-VH/VP ngày 28/4/1962 của Bộ Văn hóa Thông. Đây là một trong số rất ít các di tích được nhà nước xếp hạng cấp quốc gia vào đầu những năm 60, thế kỷ XX.
Trải qua những biến cố lịch sử, đình đã từng xuống cấp, hư hỏng. Nhằm bảo tồn lâu dài di tích văn hoá, năm 2010 thành phố đã đầu tư trên 23 tỷ đồng phục dựng toà đại bái, hậu cung và tả-hữu mạc, nhà khách, cảnh quan xung quanh đình,… tạo cho di tích thêm khang trang, bề thế.