Việc cng ty yêu cầu bạn nộp bằng đại học bản chính cho cng ty l sai, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động quy định về những hnh vi người sử dụng lao động khng được lm với người lao động.
Công ty A ký hợp đồng lao động với tôi với thời hạn là 3 năm kể từ tháng 10/2017. Khi ký hợp đồng, công ty yêu cầu tôi phải nộp bằng Đại học (bản chính). Nay vì lý do cá nhân tôi thỏa thuận với công ty để chấm dứt hợp đồng lao động, tuy nhiên công ty không đồng ý. Vậy, yêu cầu trên của tôi với công ty có được đáp ứng không? Tôi có được trả lại bằng đại học và cần phải thực hiện nghĩa vụ gì với công ty hay không?
(Đỗ Văn Nam, quận Long Biên, TP Hà Nội)
Luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng VPLS Interla
Trả lời: Dựa trên thông tin bạn đã nêu, chúng tôi tư vấn những quy định của pháp luật như sau:
Thứ nhất: Việc công ty yêu cầu bạn nộp bằng đại học bản chính cho công ty là sai, vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động quy định về những hành vi người sử dụng lao động không được làm với người lao động.
Thứ hai: Việc bạn muốn nghỉ việc vì lý do các nhân, do không nói rõ lý do gì nên chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
Trường hợp thứ nhất: vì lý do cá nhân của bạn thuộc các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động thì khi đó bạn được coi là chấm dứt hợp đồng đúng theo quy định pháp luật và bạn phải thực hiện những nhiệm vụ sau với công ty:
+ Báo trước với công ty ít nhất 30 ngày.
Trường hợp thứ hai: lý do cá nhân của bạn không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động thì khi đó bạn được coi là chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Nghĩa vụ của bạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật được quy định như sau:
Điều 43 Bộ luật Lao động có quy định: Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”.
Nếu trong trường hợp, bạn chấm dứt theo những lý do quy định tại Khoản 1 Điều 37, nhưng lại vi phạm thời hạn báo trước thì ngoài nghĩa vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 nêu trên, bạn còn phải bồi thường một khoản tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (Số ngày căn cứ vào Khoản 2 Điều 37, mỗi lý do sẽ có số ngày báo trước khác nhau, không nhất thiết phải là 30 ngày). Cần lưu ý, chỉ trong trường hợp bạn chấm dứt hợp đồng lao động này theo những lý do quy định tại Khoản 1 Điều 37, nhưng lại vi phạm thời hạn báo trước quy định tại Khoản 2 điều này thì bạn mới phải bồi thường khoản tiền này.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có quyền nhận lại bảo hiểm, và bằng đại học của mình khi chấm dứt hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
“.....
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.”
Trong trường hợp bạn nghỉ việc mà chưa được chốt sổ và trả lại sổ, bạn có quyền liên hệ trực tiếp để yêu cầu công ty trả lại sổ BHXH. Việc bạn tự ý nghỉ việc không đồng nghĩa với việc không được trả sổ bảo hiểm. Khi bạn tự ý nghỉ việc thì bạn có nghĩa vụ bồi thường do hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật như đã phân tích ở trên.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ INTERLA MST: 0104753368 Trụ sở: Số 6A, ngõ 281/69/16 Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Địa chỉ liên hệ: P507 tòa nhà Nông lâm sản chế biến, số 25 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội. Trưởng văn phòng: Luật sư Trương Quốc Hòe Điện thoại: 0845.169.599 Email: [email protected]; Facebook: https://www.facebook.com/luatsu.interla/ |