Do đường sá đi lại kh khăn, sản phụ ở Thanh Ha sinh con tại nh v sau đ trẻ được cắt dây rốn bằng dao thái đồ ăn hằng ngy. Sự việc khiến cháu bé bị nhiễm tr ng, suy h hấp do uốn ván.
Ngày 29/4, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, các y bác sỹ vừa cứu sống bệnh nhi Giàng Thị D. 7 ngày tuổi (trú tại xã Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa) bị uốn ván rốn.
Trước đó, người nhà cháu Giàng Thị D. đưa con tới Bệnh viện Nhi trong tình trạng nguy kịch. Cháu bé liên tục co giật và tăng lên khi có tiếng động mạnh, kích thích hoặc đụng vào người co cứng toàn thân, miệng cắn chặt, cứng hàm…
Kíp trực đã ngay lập tức kích hoạt trường hợp khẩn cấp đưa bệnh nhi cách ly điều trị trong phòng kín, tránh ánh sáng, cho thở máy và nuôi dưỡng tĩnh mạch. Sau khi được xử lý, cháu D. qua cơn nguy kịch, da hồng hào, bú mẹ được. Dự kiến cháu sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Theo lời của người nhà thì khi sản phụ sinh tại nhà, bố của cháu đã dùng dao trong bếp để cắt dây rốn. Điều này đã khiến cháu bị uốn ván. Đây là không phải là trường hợp hiếm gặp ở các huyện vùng cao ở Thanh Hóa. Do điều kiện địa lý xa xôi, người dân không được trang bị các kiến thức về sức khỏe sinh sản, các biện pháp khử trùng nên dễ khiến trẻ gặp sự cố sau sinh.
Uốn ván sơ sinh là một bệnh nặng do hệ thần kinh trung ương của trẻ bị nhiễm độc bởi ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Tỷ lệ tử vong do uốn ván sơ sinh rất cao. Việc phòng trừ uốn ván sơ sinh được can thiệp bằng biện pháp vô khuẩn trong điều trị, chăm sóc trẻ trong và sau sinh, Ngoài ra tiêm vắc xin uốn ván là biện pháp quan trọng, hữu hiệu để phòng bệnh. Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở cần thực hiện tiêm phòng đầy đủ các bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu…
Các bác sĩ khuyến cáo, sản phụ khi đến thời kỳ sinh thì nên tới các cơ quan y tế như trạm xá, bệnh viện gần nhất để thực hiện. “Cửa sinh là cửa tử” để đề phòng các diễn biến khó lường cho cả mẹ và bé. Khi gặp các sự cố, các y, bác sỹ có mặt can thiệp kịp thời, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.