Đừng lm Ánh Viên tổn thương thêm nữa!

NGÔ CHUYÊN| 03/08/2021 17:05
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ngy hm qua, đon Việt Nam chính thức dừng chân ở Olympic Tokyo với 0 tấm huy chương. Nhiều người nhận định, vận động viên của mình chưa đủ tầm để thi đấu ở đấu trường Olympic....

Thế nhưng ít ai hiểu cảm giác của các vận động viên khi đến với đấu trường tầm cỡ thế giới này - nơi quy tụ những vận động viên xuất sắc của thế giới.

anh-vien-2.jpg
Kinh ngư Việt Nam - Nguyễn Thị Ánh Viên. Ảnh Internet

Và tâm điểm được nhắc đến trong thế vận hội này là Ánh Viên. Trước ngày Ánh Viên bước vào màn so tài 800m bơi tự do nữ, truyền thông tung hô Ánh Viên là hi vọng cuối của Việt Nam, vô tình đã gây một áp lực quá lớn đối với cô cũng như các đồng đội.

Mỗi vận động viên tham dự thế vận hội đều phải trải qua vòng tuyển chọn cực kỳ gắt gao và có thành tích tốt trước đó. Thế nhưng, cách truyền thông tung hô quá mức đã làm các vận động viên bị áp lực tâm lý nặng nề.

Ánh Viên là tài năng bơi lội hiếm có của Việt Nam, đó là điều mà chúng ta phải khẳng định, song thành tích của cô đã tiệm cận với thành tích của những vận động viên hàng đầu thế giới chưa? Câu trả lời là chưa, điều đó ai cũng biết nếu nhìn vào những con số thành tích.

anh-vien-1.png
Ánh Viên thi loại nội dung 800m tự do tại  ở Olympic Tokyo 2020. Ảnh: AFP.

SEA Games 20 tại Singapore, Ánh Viên được đánh giá đang ở đỉnh cao phong độ cũng như tinh thần thi đấu, nhưng so với thành tích của đấu trường ASIAD hay Olympic, thành tích đó vẫn còn kém khá xa.

Và sau 6 năm, bao biến cố đến với Ánh Viên từ thay đổi môi trường huấn luyện, tâm lý rồi đến quy luật tạo hóa về sức khỏe, thể lực và đặc biệt hơn, cô nhiều lần nhận những đả kích của dư luận (thậm chí của cả báo chí) sau một số thất bại. Một vận động viên có tinh thần thép đến mấy cũng sẽ bị chùng.

Đặc biệt hơn, áp lực thành tích khiến ngành thể thao chưa thể giảm tải gánh nặng cho Ánh Viên khi luôn đăng ký đến 10 nội dung ở những kỳ SEA Games. Vậy, chúng ta đã công bằng với Ánh Viên chưa?

Đã có ai đó hỏi, 30 tỉ đồng đầu tư cho Ánh Viên giờ đi đâu? Tại sao chúng ta không đặt ngược câu hỏi: 30 tỉ đó Ánh Viên có được cầm nắm, sử dụng theo ý mình không? 30 tỉ đó là đầu tư cho cả quá trình tập huấn, cho cả đội ngũ huấn luyện chứ riêng gì Ánh Viên? Để rồi, khi không đạt được như kỳ vọng tất cả lại đổ lỗi lên Ánh Viên?

Ánh Viên là một tài năng, điều đó không phải bàn cãi, vậy làm sao để tài năng đó nâng cao được thành tích của mình những nhà quản lý thể thao Việt Nam đã đặt ra chưa? Hay mục đích chỉ là để lấy thành tích trong ngắn hạn?

Kỳ SEA Game nào Ánh Viên cũng phải tham dự rất nhiều nội dung thi đấu dẫu được huy chương về nhưng cũng chỉ được nhìn nhận ở sân chơi “ao làng”. Vậy thay vì bằng mọi cách chiếm lấy “ao làng” nên đầu tư lâu dài, lựa chọn những cuộc thi thực sự cần thiết để cho vận động viên thi đấu cọ xát, lấy kinh nghiệm để tham dự các kỳ thi lớn như Thế vận hội, Á vận hội. Cũng ít ai để ý rằng, Ánh Viên từng bị trầm cảm vì chịu quá nhiều áp lực thành tích khi chuẩn bị cho ASIAD 2018, phải nhờ tới bác sĩ tâm lý điều trị trong suốt 3 tháng.

Tôi từng đọc một bài viết của GS Lê Anh Vinh trên facebook cá nhân của ông gửi đến các học trò của mình trước ngày tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế năm 2021, trong đó có đoạn: “Các bạn cứ thoải mái, vui vẻ, dùng toàn bộ sự đam mê của mình với môn Toán để thể hiện trong 2 ngày thi tới nhé. Hãy quên áp lực kết quả đi, trước mắt các bạn chỉ còn 6 bài toán hay ho, thú vị nhất các bạn được thử sức trong năm nay thôi”. Bởi ông cũng từng trải qua các đấu trường lớn, ông hiểu cảm giác, tâm lý của người trực tiếp thi đấu trong đấu trường tầm cỡ thế giới nó như thế nào. Cũng chính vì vậy, ông hiểu và không bao giờ đặt nặng thành tích cho học sinh của mình, bởi vậy học sinh của ông luôn bước vào kỳ thi với tâm thế thoải mái nhất.

Và minh chứng điều đó là chàng trai Đinh Vũ Tùng Lâm vốn là một học sinh tự kỷ đã dành được tấm Huy chương Bạc danh giá tại Olympic Toán học quốc tế năm 2021, viết nên câu chuyện cổ tích giữa đời thường.

Liệu Liên đoàn thể thao Việt Nam mấy ai tham gia đấu trường lớn như Olympic, ASIAD để có thể hiểu được tâm lý trường đấu, để chia sẻ với vận động viên của mình như GS Vinh đồng hành với học sinh của ông chưa?

Quay về phần thi của Ánh Viên tại thế vận hội lần này ở nội dung thi 800m bơi tự do nữ, tôi nghĩ các cổ động viên cũng không thất vọng với màn khởi đầu về thứ 3 ở lượt bơi 50 m đầu tiên của cô. Tuy nhiên cô không duy trì được phong độ cũng dễ hiểu thôi, bởi môn bơi là sở trường của các nước Mỹ, Cannada, Anh, Australia và ở cùng trong châu lục có các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đó là những cái tên gần như mùa thế vận hội đều chắc chắn sẽ giành huy chương. Tại sao chúng ta thừa biết điều đó còn đè nặng thành tích với các vận động viên của mình?

Tôi tin bản thân mỗi cổ động viên khi xem phần thi đấu của Ánh Viên cũng phần nào đoán trước được những kết quả đó nhưng Ban huấn luyện, truyền thông sao không nhìn thẳng vào sự thật mà vẫn vô tình làm tổn thương, xát muối vào chính các vận động viên của mình. Các vị phải là người hiểu vận động viên của mình nhất chứ?

Hay vì số tiền đầu tư lớn, không được như các vị kỳ vọng nên các vị xót, các vị không biết giải trình như thế nào nên đành để chính vận động viên “hạt giống vàng” của mình chịu trận? Thực lực của mình đến đâu, nên nhận đến đó, đừng vì sự sai lầm trong chiến thuật đào tạo, huấn luyện mà để vận động viên của mình tổn thương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đừng lm Ánh Viên tổn thương thêm nữa!