Trong những năm qua, tỉnh Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Để làm được điều đó, có sự chung tay, vào cuộc cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn làng. PV Báo Công lý đã có cuộc trao đổi với Bác sĩ Lý Minh Thái, Giám đốc Sở Y tế Gia Lai về những nội dung này.
PV: Thưa ông, trong thời gian qua, tỉnh Gia Lai nói chung và ngành Y tế nói riêng đã đạt được những kết quả như thế nào trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá?
Giám đốc Sở Y tế Gia Lai: Tại tỉnh Gia Lai, Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá đã được triển khai từ năm 20, bước đầu đã thu được những kết quả nhất định nhờ sự lãnh, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự tham gia đồng bộ của nhiều ngành, trong đó nổi bật là vai trò của các ngành Y tế, Giáo dục, Công an, một số sở, ngành, đoàn Thanh niên... Trên cơ sở những kết quả đạt được, Chương trình phòng chống tác hại thuốc lá tiếp tục được nhân rộng ra toàn tỉnh.
Hàng năm, Ban Chỉ đạo (BCĐ) tỉnh đã xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá, chỉ đạo các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nhằm mục tiêu: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc, các quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PC THTL) và các văn bản hướng dẫn; xây dựng mô hình môi trường không khói thuốc và giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động PC THTL của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; tiếp tục kiện toàn mạng lưới cán bộ phụ trách công tác PC THTL và nâng cao năng lực của đội ngũ này để triển khai có hiệu quả các hoạt động PC THTL tại địa phương.
Trong đó, phấn đấu đến năm 2030: 100% Lãnh đạo các cấp tại địa phương hiểu biết về quy định của Luật PCTH của thuốc lá; 98% người dân tại cộng đồng hiểu biết về tác hại của thuốc lá; 75% người dân tại cộng đồng biết về quy định của Luật PCTHTL; 100% các ngành/địa phương trong toàn tỉnh có Ban chỉ đạo về PCTH TL và ban hành được Kế hoạch về PCTH TL; 80% cơ quan hành chính của tỉnh thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc; 100% bệnh viện nói không với khói thuốc lá.
PV: Để thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra, tỉnh Gia Lai cần làm những gì trong thời gian tới?
Giám đốc Sở Y tế Gia Lai: Để thực hiện thành công những mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh đã yêu cầu lãnh đạo các Sở, Ban ngành, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội các cấp liên quan, triển khai quyết liệt, phối hợp chặt chẽ trong xây dựng và thực hiện kế hoạch PC THTL đối với từng đơn vị. Trong đó, chú ý các giải pháp mang tính khả thi, hiệu quả nhằm thực hiện và đạt được mục tiêu đề ra.
Riêng đối với ngành Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh, phải chủ động phối hợp với các Sở, Ban ngành thành viên Ban chỉ đạo tham mưu trong việc xây dựng các nội dung, triển khai các hoạt động chuyên môn và báo cáo các nội dung liên quan đến việc PC THTL trên địa bàn toàn tỉnh.
Bảo đảm 100% bệnh viện không khói thuốc lá. Ngành Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch thực hiện lồng ghép phổ biến các nội dung giáo dục trong học đường về PC THTL, lợi ích của môi trường không khói thuốc lá, các quy định của Luật PC THTL và các văn bản hướng dẫn với phương châm: “Nói không với thuốc lá trong môi trường học đường”.
Bên cạnh đó, thực hiện xây dựng môi trường không khói thuốc lá trong các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là ngành Giáo dục, Công an nhân dân, các công ty, xí nghiệp, khách sạn, nhà hàng và những nơi công cộng.
Các ngành phối kết hợp tốt trong việc kiểm tra về việc thực hiện nghiêm các quy định cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá, việc thực hiện cam kết không bán sản phẩm thuốc lá cho người dưới 18 tuổi, việc thực hiện các quy định về nghiêm cấm hút, bán các sản phẩm thuốc lá trong các cơ quan, trường học, bệnh viện và những nơi cấm hút thuốc lá.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã và đang thực hiện quyết liệt công tác phòng chống tác hại của thuốc lá theo một số văn bản sau: Quyết định số 406/QĐ-UBND ngày 02//7/2014 của UBND tỉnh Gia Lai về việc thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tác hại của thuốc lá; Công văn số 4236/VP-KGVX ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh Gia Lai về việc đề xuất kế hoạch hoạt động PCTH thuốc lá giai đoạn 2023-20; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ ngày 18 tháng 01 năm 2023 của Ban Chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá tỉnh Gia Lai; Dự thảo Kế hoạch về thực hiện “Chiến lược phòng-chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh.
PV: Xin ông chia sẻ một vài giải pháp trong công tác Phòng, chống tác hại của thuốc lá trong cộng đồng cũng như ngành Y tế?
Giám đốc Sở Y tế Gia Lai: Trong thời gian tới, để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, ngành Y tế sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp như sau:
Một là: Ngành Y tế tham mưu UBND tỉnh, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan nhằm tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến về các tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật PC THTL đến toàn thể cán bộ, nhân dân, đặc biệt là các em học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đổi mới phương thức tiếp cận để tuyên truyền sâu rộng về Luật PC THTL. Qua đó, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân trong việc thực hiện môi trường làm việc, môi trường gia đình không khói thuốc.
Hai là: Nêu cao trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị trong vận động cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể không khói thuốc. Duy trì công tác kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo tỉnh, lãnh đạo các đơn vị, ngành, địa phương; Lồng ghép các hoạt động PCTH của thuốc lá vào trong các chính sách kinh tế, xã hội, các chương trình dự án phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo... Xây dựng cụ thể các chương trình, kế hoạch; quy chế hoạt động, phối hợp giữa các tổ chức chính trị, xã hội đối với ngành Y tế để triển khai có hiệu quả chương trình PCTH của thuốc lá. Phối kết hợp cùng ngành Y tế trong việc truyền thông giáo dục sức khoẻ.
Tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành trong công tác PCTH của thuốc lá. Phát triển văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh, dần xoá bỏ những lối sống, những tập quán có hại cho sức khoẻ.
Ba là: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về PCTH của thuốc lá. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và Truyền hình, đài Truyền thanh huyện/xã về tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật PC THTL.
Cung cấp tài liệu, tờ rơi, pano về phòng, chống tác hại thuốc lá đến các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng phong phú, thiết thực, trực quan đến các cấp ủy, chính quyền, các cơ quan đoàn thể, các cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân như: mít tinh, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ, các hình thức trao đổi, tọa đàm, hội thi, hội thảo...; tuyên truyền bằng các tranh ảnh truyền thống, pano, áp phích về tác hại thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc, Luật PCTH của thuốc lá.
Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phòng, chống tác hại của thuốc lá trong Ngày Thể giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25/5 - 31/5) hàng năm./.