Giám đốc điều hnh của Moderna, Stéphane Bancel cho rằng, hiệu quả của vaccine phng COVID-19 sẽ giảm đáng kể khi biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 - B.1.1.529 Omicron.
Trả lời phỏng vấn với Financial Times, ông Bancel đưa ra nhận định rằng, vaccine phòng COVID-19 hiện có sẽ kém hiệu quả hơn nhiều đối với biến chủng Omicron so với các biến chủng virus SARS-CoV-2 trước đó.
Theo ý kiến của ông, các hãng dược sẽ phải mất nhiều tháng mới có thể sản xuất thuốc trên quy mô lớn để phòng các chủng mới.
“Tôi nghĩ không có chuyện hiệu quả của vaccine vẫn giữ nguyên ở mức độ cũ... như trường hợp đối với chủng Delta... Tôi nghĩ rằng sẽ có một sự sụt giảm đáng kể về hiệu quả của vaccine... Tất cả các nhà khoa học mà tôi đã trao đổi đều cho rằng “sẽ chẳng có gì tốt”, ông Bancel nói thêm.
Ông Bancel cho biết thêm, với số lượng đột biến lớn trong gai protein của biến chủng SARS-CoV-2 mới và tốc độ lây lan nhanh chóng của nó ở Nam Phi cho thấy rằng, các loại vaccine phòng COVID-19 hiện tại có thể cần phải được thay đổi trong năm tới.
Giám đốc điều hành Moderna cũng nói rằng, hiện hãng có kế hoạch sản xuất từ 2-3 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 vào năm 2022.
Tuy nhiên, theo ông Bancel, hầu hết các chuyên gia đều tin rằng, biến thể với số lượng đột biến lớn như Omicron có thể sẽ không xuất hiện trong 1 hoặc 2 năm nữa.
Trước đó, ngay sau cuộc họp khẩn cấp, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quyết định phân loại biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 vừa phát hiện ở Nam Phi là “đáng lo ngại”. WHO đặt tên cho biến chủng mới - B.1.1.529 bằng chữ cái Hy Lạp là Omicron.
Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Thế giới, ông Frank Ulrich Montgomery bày tỏ mối lo ngại rằng biến chủng Omicroncó mức độ nguy hiểm tương đương với virus Ebola và có sức lây nhiễm nhanh rộng như chủng coronavirus Delta.
Ngày 29/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ quan ngại trước diễn biến dịch bệnh do biến thể Omicron buộc nhiều nước phải áp đặt lệnh hạn chế đi lại với các quốc gia thuộc khu vực miền Nam châu Phi.
Trong thông cáo, Tổng Thư ký Guterres kêu gọi chính phủ các nước cân nhắc quy định xét nghiệm lại đối với các du khách, đồng thời áp dụng các biện pháp thích hợp và thực sự hiệu quả nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm, qua đó tạo điều kiện cho các hoạt động đi lại và kinh tế.
Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh, người dân châu Phi không thể bị "đổ lỗi" về tỷ lệ tiêm tiêm chủng thấp và các quốc gia lục địa này không nên phải hứng chịu hậu quả từ hoạt động chia sẻ thông tin y tế và khoa học với thế giới.
Cùng ngày 29/11, Bộ trưởng Y tế Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) khẳng định, biến thể Omicron phát hiện đầu tiên tại Nam Phi có khả năng lây nhiễm cao và đòi hỏi “hành động khẩn cấp".
Giới chức y tế G7 cũng ca ngợi “hành động mẫu mực” của Nam Phi trong việc phát hiện biến thể Omicron và cảnh báo sớm các quốc gia khác về biến thể này. Tuyên bố nhấn mạnh G7 ủng hộ mạnh mẽ kế hoạch thành lập mạng lưới giám sát mầm bệnh quốc tế trong khuôn khổ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Bên cạnh đó, các Bộ trưởng Y tế G7 cũng thừa nhận vấn đề mang tính chiến lược liên quan đến quyền tiếp cận các loại vaccine ngừa COVID-19 và sẽ thúc đẩy các cam kết tài trợ của những thành viên trong khối.
Theo kế hoạch, các các Bộ trưởng Y tế G7 sẽ nhóm họp lần nữa vào tháng 12 tới.
Cũng trong ngày 29/11, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) tiết lộ, các nhà lãnh đạo EU đang cân nhắc tổ chức hội nghị trực tuyến để bàn về tình hình dịch bệnh COVID-19 vào cuối tuần này hoặc tuần sau trong bối cảnh châu Âu trở thành tâm dịch toàn cầu trong làn sóng COVID-19 mới nhất.
Theo quan chức trên, các nhà lãnh đạo EU sẽ tìm kiếm cách thức tiếp cận chung đối với nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có chủ đề về mũi vaccine tăng cường.