Dự án Vành đai 3 TP.HCM là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thành phố. Dự án đi qua 4 địa phương: TP Thủ Đức và 3 huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, với tổng chiều dài hơn 47km, bao gồm 10 gói thầu xây lắp chính và 4 gói thầu phục vụ vận hành khai thác. Dự án có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển giao thông của thành phố. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ giúp giảm tải giao thông, kết nối các khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Được khởi công từ tháng 7/2023 nhưng đến nay, dự án đường Vành đai 3 đoạn qua huyện Hóc Môn, TP.HCM chỉ đạt % tiến độ. Nguyên nhân chính được xác định do gặp khó khăn về nguồn cung cấp vật liệu cát đắp. Đây cũng là khó khăn chính đối với các gói thầu của dự án trong thời gian qua. Những ngày này, tại gói thầu XL8 đi qua huyện Hóc Môn, chủ đầu tư, nhà thầu, kỹ sư, tư vấn giám sát, công nhân đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các hạng mục công trình với tinh thần 'ba ca, bốn kíp'. Được biết, toàn gói cần khoảng 1,4 triệu m3 cát đắp nền cho đường chính và các tuyến phụ, đường gom, đường tránh... Các hạng mục của gói XL8 gồm một cầu cạn vượt đường Nguyễn Văn Bứa, 2 cầu vượt qua kênh và phần đường cao tốc dài hơn 7km, với tổng giá trị gói thầu 1.417 tỷ đồng. Theo đại diện nhà thầu, thời gian đầu, nguồn cát bị khan hiếm nên tiến độ bị chậm lại. Tuy nhiên, từ tháng 9/20, hơn 120.000m3 cát đắp đã bắt đầu về nên nhà thầu đang tập trung đẩy nhanh thi công. Nguồn cát chính phục vụ dự án chủ yếu ở mỏ cát Vĩnh Long, Bến Tre và Tiền Giang. Ghi nhận của Báo Công lý, tại công trường, đơn vị thi công đang xử lý gia cố nền đất yếu bằng phương pháp cắm bấc thấm. Riêng với một số phân đoạn chưa có cát, cỏ dại mọc um tùm dù đã đào bóc hữu cơ trước đó. Các nhà thầu cũng đang tập trung thực hiện các hạng mục phần cầu tại cầu vượt TL9 và cầu N8, tiến độ phần cầu đang vượt kế hoạch đề ra. Cầu vượt TL9 đoạn qua Hóc Môn có tổng cộng 14 trụ, 2 mố. Nhiều trụ đã cơ bản hoàn thành phần thân, bệ. Về tổng thể, dự án Vành đai 3 có chiều dài 76km, đi qua 4 địa phương, gồm: TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An với tổng kinh phí gần 75.400 tỷ đồng. Dự án chia làm 8 dự án thành phần, mỗi địa phương thực hiện 2 dự án, gồm giải phóng mặt bằng và xây lắp. Dự kiến Vành đai 3 sẽ hoàn thành dự án vào năm 2025 và thông xe toàn tuyến vào năm 2026.