Kịch bản được xây dựng trước v cao hơn, ca bệnh mới được kiểm soát, mọi ý kiến được lắng nghe để kịp thời điều chỉnh… Sự cầu thị, những tín hiệu khả quan cho thấy H Nội sẽ khng “bung”, khng “toang”, H Nội sẽ sớm trở lại trạng thái “bình thường mới”.
Những con số biết nói
“ giờ qua Hà Nội không có ca nhiễm trong cộng đồng, chỉ có 36 ca mắc mới đều đã được cách ly từ trước đó…”, một tín hiệu mừng từ thông báo của Sở Y tế Hà Nội vào tối 9/9. Từ cuối tháng 8 đến nay, liên tiếp là những tín hiệu mừng cho thấy Hà Nội đang đi đúng hướng trong phòng, chống dịch.
Biểu đồ dịch bệnh Covid-19 của TP Hà Nội cho thấy, ngày 25/8 Hà Nội ghi nhận 93 ca thì có tới 73 ca trong cộng đồng; ngày 26/8 ghi nhận 66 ca thì có tới 56 ca trong cộng đồng; ngày 27/8 ghi nhận 59 ca thì có tới 37 ca trong cộng đồng,… Tới ngày 7/9, số ca nhiễm là 39 nhưng chỉ có 6 ca trong cộng đồng; ngày 8/9 ghi nhận 41 ca nhưng chỉ có 7 ca trong cộng đồng; và 9/9 có 36 ca nhưng không có ca nhiễm trong cộng đồng.
Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, tổng số điểm phong tỏa, xử lý dịch trên toàn thành phố tính đến giờ ngày 9/9 là 601 điểm. Trong đó, số điểm còn phong tỏa là 96 điểm, với 6 chùm ca bệnh phức tạp tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân), phường Văn Miếu, Văn Chương (quận Đống Đa), phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai), chợ Ngọc Hà (quận Ba Đình) và xã Tân Lập (huyện Đan Phượng).
Về kịch bản ứng phó, ngay từ đầu đợt dịch Covid-19 thứ tư, Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã “không để nước đến chân mới nhảy”, xuyên suốt chỉ đạo xây dựng các kịch bản ứng phó đi trước và cao hơn diễn biến tình hình dịch bệnh.
Cụ thể, hiện toàn thành phố có 135 cơ sở cách ly có quyết định thành lập, có khả năng tiếp nhận các ly 42.982 người và sẵn sàng chuẩn bị phương án đáp ứng 100.000 giường cách ly các đối tượng F1. Trong khi đó, toàn thành phố hiện đang cách ly 3.846 người, chỉ sử dụng hết gần 9% “công suất” trên tổng số 42.982 giường đã có.
Song song với đó, Hà Nội đang bảo đảm cung cấp oxy y tế đáp ứng công suất tới 40 tấn/ngày, 1.200 tấn/tháng, trong trường hợp khẩn cấp có thể nâng công suất đạt 100 tấn/ngày, 3.000 tấn/tháng. Ngoài ra, Hà Nội có 140 xe cứu thương, trên 200 xe taxi tham gia hệ thống vận chuyển, cấp cứu bệnh nhân Covid-19 đến các cơ sở y tế. Mạng lưới thầy thuốc đồng hành với trên 1000 bác sĩ đăng ký tham gia, 300 bác sĩ đã được đào tạo nghiệp vụ sử dụng hệ thống, trong những ngày qua đã tư vấn cho 1.089 bệnh nhân Covid-19...
Siết mà thông – bài toán khó
Hà Nội chính thức bước vào trận chiến lần thứ 4 (ngày /7) với giặc dịch trong bối cảnh nguồn lực y tế đang đổ dồn cho các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và Bình Dương. Hẳn nhiều người đã từng đặt câu hỏi: Nếu bây giờ Hà Nội mà "bung", mà "toang" thì ai sẽ chi viện cho Hà Nội?
Từ bài học chống dịch tại các tỉnh phía Nam, Hà Nội đã tiến hành phong tỏa toàn thành phố theo Chỉ thị 16 từ rất sớm. Trong thời gian phong tỏa, phần lớn người dân chấp hành nghiêm quy định “ai ở đâu ở đó”, song còn không ít trường hợp vì lợi ích cá nhân đã bỏ qua lợi ích chung của cộng đồng, ra đường trong trường hợp không thực sự cần thiết, cá biệt còn có trường hợp ra đường chỉ để tập thể dục, rồi làm giả giấy đi đường,…
Theo thống kê, chỉ một tháng giãn cách xã hội (từ ngày /7/2021 đến h ngày /8/2021), lực lượng chức năng TP Hà Nội đã xử phạt 31.181 vụ, trong đó có tới 26.718 trường hợp ra ngoài khi không thực sự cần thiết.
Nhận thức rõ biến thể Delta lây lan rất nhanh, trong khi đó, tỷ lệ phủ vắc xin còn thấp do nguồn cung đang rất khó khăn, chưa thể đạt miễn dịch cộng đồng, nếu chỉ một vài cá nhân thiếu ý thức, chỉ lơ là một chút thì cả hệ thống chính trị sẽ rất vất vả truy vết, khoanh vùng, thành quả chống dịch có thể lung lay… Và, Hà Nội sẽ tiếp tục phải kéo dài việc giãn cách xã hội, không có cách nào khác.
Cụ thể, đến ngày 7/9, theo Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, toàn thành phố đã được Bộ Y tế quyết định phân bổ hơn 3,3 triệu liều; thực tế, số vắc xin về kho của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội là hơn 3,1 triệu liều. Tính đến 12 giờ ngày 7/9, toàn thành phố đã tiêm được hơn 2,5 triệu liều (đạt 80,7% số lượng đã tiếp nhận).
Xuất phát từ sự lo lắng, thậm chí là sốt sắng, lãnh đạo TP Hà Nội đã tìm nhiều cách để siết chặt việc cấp, quản lý giấy đi đường nhằm hạn chế các cá nhân ra đường khi không sự cần thiết, mục đích cuối cùng sớm đưa Thủ đô trở lại trạng thái “bình thường mới”.
Bên cạnh đó, để không phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội toàn thành phố, giảm áp lực an sinh, sản xuất và áp lực lên hệ thống chính quyền các cấp, Hà Nội đã quyết định các mức độ giãn cách cụ thể theo phân vùng phù hợp với mức độ nguy cơ của dịch và đặc điểm địa lý - dân cư - sinh hoạt - sản xuất.
Trong quá trình triển khai, nhận thấy yêu cầu cấp giấy đi đường mới với thủ tục cấp phép thủ công cực kỳ phức tạp, vượt quá năng lực của bộ máy cũng như sức chịu đựng của doanh nghiệp… Ngay sau đó, “Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để kịp thời điều chỉnh việc cấp và kiểm tra giấy đi đường phù hợp với thực tiễn. Tất cả phải nhằm bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân”, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Chủ động tìm kiếm nguồn vắc xin
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và đề nghị hỗ trợ của UBND TP Hà Nội, 11 tỉnh, thành phố đã cử 1.327 nhân lực hỗ trợ tiêm chủng và 2.028 nhân lực hỗ trợ xét nghiệm cho Hà Nội.
Theo thống kê của Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP Hà Nội, ngành Y tế đã tiêm được 5.812 mũi tiêm trong ngày 9/9, nâng tổng số mũi tiêm lên hơn 3,1 triệu người.
Trong khi đó, đến ngày 8/9, Bộ Y tế đã phân bổ cho ngành Y tế Hà Nội 3,3 triệu liều vắc xin, thực tế mới có 3,1 triệu liều thực nhận về kho của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội. Ngày 9/9, “Bộ Y tế sẽ cấp cho Hà Nội 1 triệu liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm, nâng tổng số vắc xin được cấp lên 4,3 triệu liều”, Sở Y tế Hà Nội cho biết.
Để có thêm vắc xin, từ trước đó, “Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã giao Ban cán sự đảng UBND Thành phố thành lập Tổ công tác của Thành phố để chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương phối hợp các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia tìm kiếm nguồn vắc xin, huy động nguồn lực và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét về phương án mua vắc xin để phục vụ tiêm cho người dân kịp thời”, Thông báo Kết luật 480 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, với phương châm vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất, Ban Thường vụ Thành ủy đã yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo ngành Y tế rà soát, kiểm tra, bảo đảm năng lực tiêm vắc xin trên toàn thành phố, sẵn sàng tổ chức tiêm cả buổi tối khi được phân bổ lượng vắc xin lớn từ nay đến ngày /9. Chuẩn bị sẵn kịch bản nâng cao thêm công suất tiêm để chuẩn bị cho kế hoạch tiêm trong quý IV-2021, khi lượng lớn vắc xin có thể được phân bổ.
Với sự nỗ lực, chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị và kịch bản, phương án, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khám chữa, điều trị bệnh nhân Covid-19 trong mọi cấp độ dịch; tinh thần cầu thị của lãnh đạo TP Hà Nội và sự thấu hiểu, cảm thông của người dân, tin chắc rằng Hà Nội sẽ không "bung", không "toang", Hà Nội sẽ sớm trở lại trạng thái “bình thường mới”!