Ngày 22/3 (tức 13/2 Âm lịch), Lễ hội truyền thống đình, chùa An Lạc xuân Giáp Thìn 20 (phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng) đã diễn ra với nhiều hoạt động truyền thống có ý nghĩa sâu sắc.
Đã trở thành thông lệ, mỗi độ Xuân về, Lễ hội truyền thống đình, chùa An Lạc lại được tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham dự. Năm nay, Lễ hội diễn ra từ ngày 21-22/3/20 (tức ngày 12-13/2 Âm lịch).
Trong 2 ngày, lễ hội diễn ra với nhiều hoạt động nghi lễ được chuẩn bị chu đáo, tổ chức trang nghiêm như: nghi thức tế lễ tâm linh, dâng hương, kính lễ, tế lễ cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, người dân được ấm no, hạnh phúc.
Sau đó là phần hội có các chương trình văn hóa văn nghệ truyền thống, các giải đấu thể dục thể thao, trò chơi dân gian đặc sắc...
Theo Ban tổ chức, đình chùa An Lạc là một công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo, do dân làng An Lạc xưa xây dựng. Đình An Lạc là nơi tôn thờ cụ Nguyễn Quý vị Thành Hoàng có công xây dựng lập ấp, dựng lên khu An Chân, cùng 2 danh tướng nhà Trần là Trình Vinh và Nguyễn Túc đã có công giúp Trần Hưng Đạo đánh giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng. Chùa An Lạc là nơi thờ Phật, nơi tập trung của các sư, sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật.
Bên cạnh đó, đình chùa An Lạc còn là một trong những cơ sở cách mạng của Đảng ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
Từ năm 1927-1930, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Bí thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng đã chọn nơi đây làm cơ sở hoạt động, chỉ đạo cách mạng. Trong thời kỳ khởi nghĩa cách mạng tháng 8/1945, đình chùa An Lạc là địa điểm tập hợp lực lượng chuẩn bị giành chính quyền ở huyện lỵ An Dương.
Với những giá trị tiêu biểu, ngày /9/20, đình An Lạc được xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố. Ngày 28/01/2005, chùa An Lạc được xếp hạng di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố.
Lễ hội đình, chùa An Lạc, ngoài ý nghĩa gắn với ngày văn hoá của vị Thành Hoàng, tưởng nhớ vị tướng thời nhà Trần có công đánh giặc bảo vệ đất nước, còn thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc, sự gắn kết cộng đồng.
Lễ hội là địa chỉ nhằm giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc đến các thế hệ hậu sinh.