Ngày 19/3, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội Lễ hội đền Tranh năm 20 và công bố quyết định của UBND tỉnh công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh là điểm du lịch.
Lễ hội đền Tranh năm nay diễn ra trong 3 ngày (ngày 19, 23 và /3/20) với nhiều nghi lễ truyền thống, đan xen các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trò chơi dân gian sôi nổi, đặc sắc.
Trong sáng 19/3, lễ hội đã diễn ra với lễ rước nước, dâng lễ vật, dâng hương, khai hội, chương trình văn nghệ và công bố quyết định của UBND tỉnh Hải Dương công nhận đền Tranh, di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia là điểm du lịch. Chiều và tối cùng ngày, tại đây diễn ra lễ tế quan, tế mẫu, lễ mộc dục. Ngày 23 và /3, lễ hội tiếp tục diễn ra với các trò chơi dân gian như đập niêu, bắt chạch trong chum, vật dân tộc, múa rối nước...
Bên cạnh đó, năm nay, Ban tổ chức bố trí 10 gian trưng bày 37 sản phẩm OCOP đặc trưng, tiêu biểu của huyện Ninh Giang, trong đó có bánh gai, ổi, yến, giò, mật ong, vải khô, dưa, rượu...
Đọc diễn văn khai hội, ông Nguyễn Thành Vạn, Phó Chủ tịch UBND huyện Ninh Giang cho biết, Lễ hội truyền thống đền Tranh năm nay có thêm ý nghĩa quan trọng khi di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đền Tranh vừa được UBND tỉnh công nhận là điểm du lịch cấp tỉnh.
Ngay sau khai mạc lễ hội, ông Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đã trao quyết định của UBND tỉnh công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật đền Tranh là điểm du lịch.
Đền Tranh (còn gọi là đền Quan lớn Tuần Tranh) ở xã Đồng Tâm, huyệ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, thờ vị thủy thần Đệ Ngũ Tuần Tranh (hoàng tử thứ 5 của vua Thủy), sau được phong là Tranh Giang Đại Vương Hoàng Hợp Tôn Thần. Quan lớn Tuần Tranh là vị tôn quan đệ Ngũ (thứ 5) trong Ngũ vị Tôn Ông của tín ngưỡng thờ Tứ phủ trong dân gian của người Việt.
Hiện di tích đền Tranh tọa lạc trên khuôn viên rộng gần 3 hecta, với 34 gian lớn nhỏ, bao gồm: 7 gian tiền tế, 7 gian trung từ, 7 gian nhà nối, 3 gian cổ dải, 3 gian hậu cung, 7 gian đông vu và nhiều công trình phụ trợ khác như tòa đông vu (7 gian đao tầu déo góc bằng gỗ lim, lợp ngói mũi), nghi môn (xây dựng theo kiểu chồng diêm cổ các), nhà bia, đài hóa sớ…
Năm 2009, đền Tranh được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Năm 2022, Lễ hội truyền thống đền Tranh được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.