Việc bán hng chiếm dụng vỉa hè, lng đường khng chỉ gây cản trở giao thng, mất an ton cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân m cn lm phát sinh nhiều rác thải, phế thải, ảnh hưởng đến vệ sinh mi trường (VSMT), mỹ quan đ thị.
Báo Công lý đã có những bài phản ánh về tình trạng kinh doanh, bán hàng chiếm dụng vỉa hè, thậm chí cả dưới lòng đường. Cùng với đó, ở nhiều tuyến đường và khu vực, người dân còn sử dụng vỉa hè, lòng đường để tập kết vật liệu xây dựng, hàng hóa, sau đó đổ rác thải, phế thải bừa bãi… Tình trạng xấu này diễn ra khá phố biến ở các khu vực nội thành Hải Phòng, trong đó nổi cộm nhất là ở quận Lê Chân, Ngô Quyền. Tình trạng này không chỉ gây cản trở giao thông, mất an toàn cho việc đi lại và sinh hoạt của người dân, mà còn làm phát sinh lượng lớn rác thải, phế thải làm ảnh hưởng đến VSMT và mỹ quan đô thị.
Thời gian qua, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã chú trọng quan tâm, chỉ đạo thường xuyên việc nâng cao trách nhiệm công tác quản lý đô thị, trật tự đường hè, giữ gìn VSMT đô thị… để hướng tới mục tiêu phát triển thành phố xanh-sạch-đẹp, văn minh, hiện đại. Tuy nhiên, việc quản lý và ngăn chặn, xử lý khi có vi phạm của các địa phương còn thiếu kiên quyết, chưa kịp thời, một số nơi còn rất lỏng lẻo.
Về vấn đề môi trường đô thị, mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng đã ký ban hành Chỉ thị số 25/CT-UBND về việc tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn thành phố. Trong đó, chỉ đạo nêu cao trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, các quận/huyện gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, sự kiện.
Các quận/huyện phải chú trọng, quan tâm công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm thiểu chất thải nhựa, phân loại chất thải; phối hợp xây dựng phong trào, liên minh chống chất thải nhựa; vận động người dân, cộng đồng hạn chế hoặc không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Triển khai thực hiện phân loại rác tại nguồn; bố trí hoặc chỉ đạo bố trí các thùng thu gom, phân loại rác tại công sở, trường học, cơ sở y tế, khu vực công cộng … Tăng cường năng lực hiệu quả công tác thu gom, xử lý chất thải rắn; thực hiện thu gom và xử lý riêng các lọai chất thải đã được phân loại; thực hiện thu phí dịch vụ thu gom rác tại các chợ dân sinh truyền thống theo thẩm quyền. Thường xuyên tổ chức hoạt động tổng dọn vệ sinh môi trường tại các khu dân cư, các hồ, kênh mương thủy lợi; thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn. xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm xả rác thải, chất thải không đúng quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ các làng nghề, cơ sở tái chế nhựa không đảm bảo về môi trường.
Thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thời gian qua, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng đã triển khai các nhiệm vụ, kế hoạch nhằm xử lý hiệu quả cũng như hạn chế rác thải, trong đó có rác thải nhựa, duy trì đường phố, các khu dân cư được xanh-sạch-đẹp, bảo đảm mỹ quan đô thị thành phố.
Theo đó, Công ty đã tập trung cao, thực hiện / đối với nhiệm vụ quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt. Định kỳ, Công ty phối hợp với các địa phương, ban, hội và quần chúng ở cơ sở để rà soát, tổng dọn vệ sinh, đảm bảo môi trường sạch sẽ, hạn chế “điểm nóng” về tập kết rác thải và chất thải tự phát, giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường, mở rộng không gian sống sạch sẽ trong đô thị. Công ty đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn việc duy trì thói quen “đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định và phân loại rác từ nguồn (rác hữu cơ, vô cơ)” đến từng tổ chức, hộ dân, cơ sở kinh doanh, bán hàng ở mặt đường và trên hè phố, nhằm hạn chế tối đa lượng rác thải phát sinh, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giữ gìn VSMT, bảo đảm mỹ quan đô thị.
Tuy nhiên, phía Công ty Môi trường đô thị chỉ là đơn vị thực hiện nhiệm vụ quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải và song song với đó là tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân nâng cao trách nhiệm trong việc bảo đảm VSMT đô thị. Vì vậy, việc thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn, xử lý tình trạng đổ rác thải, phế thải không đúng quy định, gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường cần phải có sự vào cuộc trách nhiệm của chính quyền địa phương.
Hoạt động bán hàng, kinh doanh và tập kết vật liệu… ở vỉa hè, lòng không chỉ gây cản trở giao thông, mất an toàn cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân mà còn làm phát sinh lượng lớn rác thải, phế thải mỗi ngày, ảnh hưởng đến VSMT và mỹ quan đô thị. Do đó, chính quyền địa phương cần vào cuộc quyết liệt, trách nhiệm để thực hiện các biện pháp vừa ngăn chặn, xử lý tình trạng đổ rác thải, phế thải bừa bãi, vừa ngăn chặn và xử lý vi phạm về trật tự đường hè.
Để tìm hiểu về việc ngăn chặn, xử lý tình trạng nêu trên, phóng viên đã liên hệ để làm việc với đại diện một số UBND quận, Phòng quản lý đô thị. Tuy nhiên, các địa phương, đơn vị đều lấy lý do bận, không làm việc.
Kiến nghị, thành phố Hải Phòng cần tiếp tục chỉ đạo các địa phương, cơ quan chức năng cùng vào cuộc ngăn chặn, xử lý kịp thời, dứt điểm tình trạng nêu trên, bảo đảm an toàn cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân, góp phần duy trì môi trường luôn xanh-sạch-đẹp, giữ gìn cảnh quan đô thị.