Việc Bộ luật Hình sự (BLHS) được Quốc hội thng qua tháng 11/20, nay chưa kịp c hiệu lực đã phải dừng lại để sửa vì phát hiện trên 90 sai st. Các ý kiến cho rằng, một đạo luật thng qua c sai st thì trước hết l cộng đồng trách nhiệm.
Tuy nhiên trước mắt, nên tập trung sửa chữa xong và có thể áp dụng được ngay, có giá trị ít nhất 10 năm nữa không phải sửa đổi.
Sai vì quá gấp gáp
Như đã thông tin, vừa qua, Quốc hội đã ra nghị quyết về việc lùi thời hạn thi hành BLHS 20 vì xảy ra hơn 90 sai sót. Tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Luật cho hay, những sai sót trong BLHS 20 chủ yếu là sai sót về mặt kỹ thuật, những quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách hình sự thì không sai. Tuy nhiên, những sai sót này có thể ảnh hưởng đến quá trình áp dụng thống nhất pháp luật, có thể dẫn đến bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan, sai… Ông Luật cũng cho biết, hơn 90 lỗi được phát hiện lần này mới chỉ là kết quả rà soát bước đầu, các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục rà soát, với tinh thần không bỏ sót, không để lọt, không để xảy ra trường hợp trình QH Khóa XIV thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, quá trình xây dựng Luật này, quan điểm của Chính phủ là sửa đổi toàn diện BLHS, nhưng không nhất thiết phải chi tiết hóa đến từng điều khoản trong từng tội danh như BLHS đã ban hành. Bởi thực tế áp dụng BLHS cho thấy, không thể hướng dẫn chi tiết tất cả được vì tội phạm và hành vi phạm tội là rất đa dạng, phức tạp mà nhiều khi chỉ Thẩm phán, Hội đồng xét xử tại phiên tòa cụ thể mới kết luận, quyết định chính xác được. Hơn nữa, một điểm rất mới, rất tiến bộ trong Hiến pháp 2013 là đã phân định rạch ròi hơn về quyền tư pháp. Luật Tổ chức TAND đã trao cho TANDTC thẩm quyền phát triển án lệ. Như thế có nghĩa rằng cần thiết phải để một không gian cho hoạt động chuyên môn của giới Thẩm phán phát huy vai trò của mình, như vậy thì pháp luật mới sát với thực tiễn, ông Cường nhấn mạnh.
Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII
Quan điểm của Ban soạn thảo, của Chính phủ khi trình dự án Luật là khi Quốc hội đã ban hành Luật thừa nhận vai trò của án lệ, thì BLHS càng khái quát, cô đọng sẽ tạo ra không gian để ứng phó với tất cả những vấn đề diễn biến xảy ra trong thực tiễn về đấu tranh phòng chống tội phạm. Đây là nguyên tắc của pháp luật hình sự hiện đại, cũng là quan điểm của khá nhiều ĐBQH và các chuyên gia tư pháp. Nhưng khi trình sang xin ý kiến UBTVQH, cơ quan chỉ trì soạn thảo đã không bảo vệ được quan điểm ấy. UBTVQH đã chỉ đạo theo hướng chi tiết hóa, tinh thần luật ban hành là áp dụng trực tiếp. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo BLHS theo hướng này. “Thay mặt Chính phủ, tôi đã có văn bản đề nghị UBTVQH cho lùi thêm một kỳ họp nữa, tức là làm BLHS trong ba kỳ họp, để thảo luận, chỉnh sửa dự thảo Luật kỹ càng hơn. Một số ĐBQH là chuyên gia tư pháp hình sự cũng đề nghị như vậy, nhưng rồi quan điểm chỉ đạo chung là giữ đúng tiến độ, chỉ làm trong hai kỳ họp để thông qua đồng bộ với Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Tạm giam, tạm giữ, thành ra gấp gáp quá...”, ông Cường cho biết.
Cần ổn định lâu dài
Lý giải về việc là cơ quan thay mặt Chính phủ trình dự án Luật nhưng Bộ Tư pháp không theo đuổi tới cùng quan điểm của mình, ông Cường cho hay: Đó là vấn đề thuộc về quy trình làm luật được áp dụng từ năm 2001 đến nay. Quy trình lập pháp phân kỳ: Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC… trình dự Luật sang, các Ủy ban của Quốc hội sẽ thẩm tra. Khi lấy ý kiến đại biểu Quốc hội xong thì Ban soạn thảo hết vai trò. Các Ủy ban của Quốc hội từ vai thẩm tra chuyển sang vai chủ trì tiếp thu, chỉnh lý. Cuối cùng là trực tiếp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình dự thảo đã chỉnh lý để Quốc hội thông qua.
Cũng theo ông Cường, đã hai lần chủ trì sửa Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, năm 2008 và vừa rồi là 20, cả hai lần, Chính phủ đều đề nghị quay trở lại quy trình trước 2001 (Cơ quan trình thì theo đuổi đến cùng dự án luật, chủ trì cả việc tiếp thu, giải trình ý kiến của ĐBQH. Các Ủy ban của Quốc hội giúp Quốc hội thẩm tra, giám sát chặt chẽ quá trình giải trình, tiếp thu, và thẩm tra đến cùng. Các ĐBQH lắng nghe ý kiến đôi bên, biểu quyết thông qua hoặc bác dự luật) và nhiều ý kiến ĐBQH cũng đồng tình, nhưng cuối cùng Quốc hội vẫn thông qua luật theo cách trên.
Tuy nhiên, nguyên Bộ trưởng Hà Hùng Cường cũng cho rằng mình có trách nhiệm “kép” trong việc để xảy ra sai sót này - với tư cách cơ quan chủ trì soạn thảo, và trong tư cách là ĐBQH. Mặc dù vừa qua UBTVQH đã nghe báo cáo về xử lý sai sót BLHS, tạm kết luận là trách nhiệm chung của cả gần 500 ĐBQH.
ĐBQH Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương cũng cho hay khi thảo luận ở Quốc hội, ông đã cảm nhận dự thảo BLHS không ổn và cũng đồng tình quan điểm lùi thêm một kỳ họp nữa nhưng rồi Quốc hội vẫn biểu quyết thông qua. Ông cũng nhận định, chính sách hình sự có đổi mới, khá tiến bộ nhưng kỹ thuật thể hiện ở từng khâu của quy trình lập pháp có vấn đề. Phương pháp biên tập thiếu khoa học, tiến độ lại căng quá trong khi nhiều nội dung rất chi tiết, cần nhiều thời gian để rà soát, kiểm tra… cho nên sai sót là khó tránh khỏi. Nhưng đã sai là phải sửa và ông đã bỏ phiếu tán thành dự thảo Nghị quyết lùi hiệu lực các luật này để sửa BLHS 20.
Một số ý kiến khác cũng cho rằng một đạo luật thông qua có sai sót thì trước hết là cộng đồng trách nhiệm chung nhưng trước mắt, nên tập trung để sửa chữa những nội dung sai và thông qua vào kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XIV. Tới đây, khi BLHS sửa chữa xong có thể áp dụng được ngay và có giá trị ít nhất trong vòng 10 năm không phải sửa đổi.