Trước tình trạng nhiễu loạn kinh doanh hoa lan đột biến, tiềm ẩn nhiều rủi ro, Bí thư Tỉnh ủy Ha Bình vừa c văn bản chỉ đạo về việc nắm bắt thng tin, cảnh tỉnh người dân cần tỉnh táo, tránh tình trạng mua bán khng hợp pháp, vi phạm pháp luật.
Ngày 25/3, thông tin từ Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình cho biết đơn vị vừa ban hành văn bản số 555-CV/VPTU về việc chỉ đạo các đơn vị có liên quan về việc nắm bắt thông tin, lãnh đạo , chỉ đạo hoạt động giao dịch hoa lan đột biến gen.
Văn bản nêu, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang có hiện tượng giao dịch, kinh doanh hoa lan đột biến gen với giá trị rất lớn (hàng tỷ đồng, chục tỷ đồng/1 kie), các "thương vụ" mua bán được công khai và tuyên truyền trên phạm vi rộng, hình thức phô trương. Qua nắm bắt thông tin, nhiều hộ gia đình đã thế chấp đất đai, nhà cửa, tài sản để vay tiền tham gia góp vốn cho một số người kinh doanh hoa lan.
Xét thấy, việc góp vốn kinh doanh hoa lan đột biến gen bất bình thường như hiện nay có thể sẽ mang nhiều rủi ro cho các hộ gia đình góp vốn có nguy cơ để lại nhiều hậu quả xấu khó lường cho xã hội, đảo lộn đời sống của người dân và mất trật tự an ninh.
Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hòa bình yêu cầu: Ban cán sự đảng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan có giải pháp phù hợp tuyên truyền, phổ biến, cảnh tỉnh để người dân hiểu đúng bản chất kinh doanh hoa lan đột biến gen, hạn chế rủi ro cho người dân khi góp vốn kinh doanh, xử lý những hành vi kinh doanh, mua bán không hợp pháp, có dấu hiệu lừa đảo, rửa tiền liên quan hoa lan đột biến gen.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các huyện ủy, thành ủy và các cơ quan liên quan tiếp tục nắm bắt, tuyên truyền tới đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh nhận thức đúng, đầy đủ về hoạt động kinh doanh, mua bán hoa lan đột biến gen; người dân góp vốn kinh doanh hoa lan đột biến gen phải gánh chịu những hậu quả xấu nêu hoa lan đột biến mất giá trị, "vỡ trận" như cảnh báo trên một số phương tiện thông tin đại chúng để hạn chế những hậu quả xấu xảy ra.
Trước đó vào khoảng giữa tháng 1/2021, Công an huyện Yên Thủy (Hòa Bình) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Tạ Thị Suối Vân (SN 1992, trú tại xóm Đội 2, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ vụ án, Vân nhận thấy việc mua bán hoa phong lan đột biến đang rất “hot” nên tạo tài khoản mạng Facebook mang tên “Sakura Moe" thường xuyên đăng tải hình ảnh, phát trực tiếp các video giới thiệu về các loại cây phong lan đột biến có giá trị cao như Năm cánh trắng HO, Năm cánh trắng Bạch Tuyết, Năm cánh trắng Phú Thọ, Hồng Yên Thủy...
Mặt hàng được giao bán trên mạng khác hẳn với ngoài thực tế. Những người mua nhẹ dạ tin tưởng chốt giá trên trời thì được Vân cung cấp số tài khoản ngân hàng và yêu cầu phải chuyển tiền trước. Sau đó, người phụ nữ này mới giao cây hoa lan đột biến giả cho người mua.
Không ít người đã sập bẫy của Vân chỉ vì thói đua đòi hoặc mù quáng tin tưởng vào lời giới thiệu qua mạng. Với thủ đoạn trên, từ tháng 6/2020 đến tháng 7/2020, Vân đã lừa bán hoa lan đột biến giả với tổng số tiền lên đến 4,6 tỷ đồng.
Mới đây các giao dịch lan đột biến đang thực sự gây choáng váng với những người ngoài cuộc. Mức giá 250 tỷ trong cuộc giao dịch mới đây ở Quảng Ninh đã gây chấn động.
Tổng cục Thuế cho biết đã chỉ đạo Cục Thuế các địa phương kiểm soát, giám sát việc này xem là doanh nghiệp hay cá nhân, có giao dịch thật không? Nếu là doanh nghiệp kinh doanh mua bán thì phải kê khai thuế.
Trường hợp các tổ chức, cá nhân không thực hiện đăng ký, kê khai và nộp thuế, qua kiểm tra, phát hiện có giao dịch, kinh doanh hoa phong lan đột biến gen sẽ bị truy thu và xử phạt theo pháp luật thuế hiện hành.