Sáng 21/12, tại H Nội, TANDTC đã tổ chức Hội nghị triển khai cng tác Ta án năm 2021. Đến dự v chỉ đạo Hội ngị c đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ.
Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí: Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội; Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng ban Nội chính TƯ; Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông; Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Lê Minh Khái, Tổng Thanh tra Chính phủ; Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an… cùng đại diện lãnh đạo các ban ngành Trung ương và TP Hà Nội.
Về phía TAND có đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC cùng với các Phó Chánh án và Thẩm phán TANDTC; Chánh án TAND các tỉnh và đại diện của những đơn vị được nhận Cờ thi đua Chính phủ và Cờ thi đua TAND năm 2020.
Hội nghị được tổ chức với hình thức trực tuyến với gần 800 điểm cầu đặt tại Tòa án các tỉnh, Tòa án huyện trên cả nước.
Trình bày Báo cáo tóm tắt tổng kết công tác năm 2020, nhiệm kỳ 2016-2020 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các Tòa án, đồng chí Lê Hồng Quang, Phó Chánh án thường trực TANDTC, cho biết, năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là năm cuối của nhiệm kỳ, năm cuối các ngành, các cấp thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020. Đồng thời, năm 2020 cũng là năm đất nước và Tòa án diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng, kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn.
Các Tòa án triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là thiên tai, dịch bệnh xuất hiện, kéo dài, diễn biến khó lường đã làm ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Tình hình tội phạm vẫn phức tạp, hoạt động với phương thức, thủ đoạn tinh vi, manh động, nhất là một số tội phạm có tổ chức, núp bóng doanh nghiệp, hoạt động “bảo kê”, “tín dụng đen”, các băng nhóm xã hội đen; tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; đầu cơ các mặt hàng thiết yếu y tế, lương thực, thực phẩm để trục lợi; sử dụng công nghệ cao để phạm tội; mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy; vi phạm trật tự an toàn giao thông… Các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính vẫn gia tăng về số lượng và có tính chất ngày càng gay gắt, phức tạp.
Trước tình hình đó, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TANDTC đã quán triệt toàn Hệ thống Tòa án thực hiện nghiêm các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng, của Quốc hội; chủ động và kịp thời ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị với nhiều chủ trương, giải pháp mới nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản trong thực hiện các nhiệm vụ công tác. TANDTC cũng yêu cầu các Tòa án tiếp tục xác định chủ đề hành động “Trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì công lý”; chủ động, sáng tạo đề ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giải quyết, xét xử các loại vụ việc, quyết tâm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, yêu cầu mà Nghị quyết của Quốc hội và Tòa án đã đề ra.
Trong nhiệm kỳ 2016 - 2020, các đơn vị trong Hệ thống Tòa án thụ lý 2.433.631 vụ việc; đã giải quyết được 2.375.983 vụ việc; đạt tỷ lệ 97,6% (so với nhiệm kỳ trước, số vụ việc đã thụ lý tăng 6.551 vụ việc, đã giải quyết tăng 594.573 vụ việc). Trong đó, riêng trong năm 2020, các Tòa án thụ lý 602.252 vụ việc; đã giải quyết 544.604 vụ việc; đạt tỷ lệ 90,4%. Chất lượng giải quyết, xét xử tiếp tục được bảo đảm và có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan hàng năm đều thấp hơn so với quy định.
Đặc biệt, công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, không kết án oan người không có tội. TANDTC đã quan tâm chỉ đạo các Tòa án tổ chức xét xử nghiêm túc, kịp thời, đúng tiến độ, đúng pháp luật đối với những vụ án kinh tế, chức vụ lớn; những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo, Ban Nội chính trung ương theo dõi đôn đốc.
Trong nhiệm kỳ, các Tòa án đã xét xử 1.145 vụ với 2.600 bị cáo phạm các tội về tham nhũng. Trong đó, năm 2020, đã xét xử 269 vụ với 645 bị cáo. Áp dụng hình phạt tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn của Nhà nước; khoan hồng với những người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ; phát hiện và xử lý nghiêm các vụ án kinh tế, tham nhũng, trong đó có nhiều vụ án được dư luận xã hội rất quan tâm.
Trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, các Tòa án về cơ bản đảm bảo đúng pháp luật, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của các bên đương sự. Bên cạnh đó, lãnh đạo TANDTC đã quan tâm chỉ đạo các Tòa án chú trọng và tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải, qua đó giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời, góp phần củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân. TANDTC cũng tổ chức Hội nghị tổng kết thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ Dự án Luật hòa giải, đối thoại tại Tòa án trình Quốc hội Khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 9.
Cùng với công tác giải quyết, xét xử các loại án, các đơn vị trong Hệ thống Tòa án còn triển khai thực hiện tốt nhiều mặt công tác khác, như công tác giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng và kiểm tra công tác chuyên môn; công tác xây dựng và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống Tòa án các cấp; công tác quản lý, sử dụng kinh phí và cơ sở vật chất; công tác cải cách thủ tục hành chính tư pháp và ứng dụng công nghệ thông tin; công tác thi đua khen thưởng; công tác thông tin, tuyên truyền và các hoạt động xã hội, thể thao, văn hóa…
Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, như tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm mặc dù đã có nhiều tiến bộ và năm sau đạt tỷ lệ cao hơn năm trước nhưng vẫn chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; một số Tòa án chưa khắc phục hoàn toàn việc để các vụ việc quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan của Tòa án; chưa khắc phục triệt để việc bản án, quyết định tuyên không rõ; cơ cấu đội ngũ công chức Tòa án các cấp còn thiếu một số chức danh tư pháp; số lượng biên chế hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu so với cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền…
Đồng thời, Phó Chánh án thường trực TANDTC Lê Hồng Quang cũng nêu nên một số nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của các Tòa án, quyết tâm thực hiện thắng lợi các chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Theo đó, các Tòa án cần tiếp tục thực hiện nghiêm các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc, thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng. Chú trọng làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự và công tác đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính. Khắc phục triệt để tình trạng để các vụ án quá thời hạn chuẩn bị xét xử do nguyên nhân chủ quan của Tòa án; bảo đảm xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm cũng như việc vi phạm thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
Lãnh đạo TANDTC cũng yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động TAND các cấp nêu cao tinh thần trách nhiệm; tích cực rèn luyện bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, lối sống, không ngừng học tập và nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở mỗi cương vị công tác của mình.
Cũng tại Hội nghị, sau khi xem một clip ngắn về “Các hoạt động nổi bật, sự kiện tiêu biểu là dấu ấn của Hệ thống TAND trong nhiệm kỳ 2016-2020”, các đại biểu còn được nghe một số tham luận, như “Thực tiễn giải quyết các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế lớn tại TAND hai cấp TP Hà Nội”; “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại Tòa án hai cấp tỉnh An Giang”; “Những kết quả nổi bật và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết, xét xử các vụ án hành chính tại TAND hai cấp tỉnh Nghệ An”; “Những kết quả nổi bật và bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giải quyết, xét xử các loại vụ việc tại TAND thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương”…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực, những đóng góp quan trọng, thiết thực của các Tòa án trong bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thủ tướng cũng đề nghị các Tòa án cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, nhìn thẳng vào những hạn chế, thiếu sót; tập trung thảo luận, phân tích kỹ nguyên nhân, thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, tìm ra những giải pháp phù hợp, khả thi để khắc phục cho được những hạn chế, khuyết điểm, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.
Cũng tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo TANDTC đã bấm nút kết nối liên thông với trục văn bản quốc gia và công bố các dịch vụ công của TAND trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Thay mặt Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TANDTC và toàn thể cán bộ, công chức, Thẩm phán Tòa án các cấp, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; sự quan tâm và tình cảm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dành cho Hệ thống Toà án.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng khẳng định, ngay sau Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2021, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TANDTC sẽ cụ thể hóa những định hướng, chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng thành những nhiệm vụ, chương trình hành động cụ thể và tổ chức triển khai có hiệu quả trong toàn Hệ thống Toà án. Theo đó, sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, mà trọng tâm là hoạt động xét xử; tập trung chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng ngành; đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp để tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án; tiếp tục tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin và các mặt công tác khác.