Hơn 40 bệnh viện, cơ sở y tế ton quốc thiếu thuốc

Thảo Nguyên| 29/06/2022 20:54
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Đây l con số được nêu ra tại cuộc họp trực tuyến của Bộ Y tế với các bệnh viện, sở y tế các tỉnh, thnh về thực trạng thiếu thúc, vật tư y tế ngy 29/6.

Báo cáo tại cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị này đã có thống kê vấn đề thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế của 34/63 Sở Y tế, 21/39 bệnh viện tuyến Trung ương và 2 bệnh viện trực thuộc trường Đại học.

Kết quả cho thấy, 28/34 Sở Y tế và 12/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo hiện có tình trạng thiếu thuốc tại địa phương và đơn vị.

hop.jpeg
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bộ Y tế Ảnh: Trần Minh

Những loại thuốc đang thiếu chủ yếu là thuốc kháng sinh dự trữ dùng để điều trị bệnh nhân nặng, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, một số thuốc tim mạch, điều trị tăng huyết áp, điều trị sốt xuất huyết, thuốc nhãn khoa, vị thuốc cổ truyền…

Ngoài ra, 26/34 Sở Y tế và /21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo hiện có tình trạng thiếu vật tư tiêu hao, hóa chất. Mặt hàng vật tư tiêu hao, hóa chất báo cáo thiếu chủ yếu là hóa chất dùng xét nghiệm.

Có 14/34 Sở Y tế và 8/21 bệnh viện tuyến Trung ương báo cáo có tình trạng thiếu trang thiết bị y tế như các trang thiết bị y tế chuyên sâu, như: Thiết bị phòng mổ; thiết bị chuyên ngành thần kinh, tim mạch, nội soi tai mũi họng, mắt, tiêu hóa, hô hấp, hồi sức tích cực; thiết bị chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm chuyên sâu.

Lý giải nguyên nhân thiếu thuốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, một phần do chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gẫy, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng; một số nước áp dụng các biện pháp chống lạm phát… ảnh hưởng đến việc cung ứng và giá thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.

Tuy nhiên, Thứ trưởng cũng thẳng thắn cho hay, nguyên nhân chủ quan là chính, với việc tổ chức đấu thầu tập trung chậm được triển khai; chưa tích cực đàm phán giá thuốc sát với tình hình thực tế thị trường; chậm gia hạn đăng ký thuốc; công tác kiểm tra, thúc đẩy việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế chưa tích cực, quyết liệt; sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ.

"Một số cán bộ, ngành, địa phương thiếu mạnh mẽ, sợ trách nhiệm, không dám làm… là những nguyên nhân chủ quan đã dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế", Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh.

Về các giải pháp ngành y tế đã và đang thực hiện liên quan đến đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế và trang thiết bị, tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo, thúc giục các địa phương lập kế hoạch chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư. Cụ thể, cơ quan đầu ngành y tế đã cấp 738 giấy phép nhập khẩu sinh phẩm xét nghiệm, gần 22.000 giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế, cấp phép hơn 900 thiết bị y tế loại C, D và chống Covid-19; xây dựng trang web công khai giá.

Về thuốc điều trị, 6 tháng đầu năm Bộ đã cấp phép cho 963 thuốc, gia hạn hơn 6.000 giấy phép, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ cấp phép thuốc, tiến độ các gói thầu đối với các thuốc phải đàm phán giá và đấu thầu cấp quốc gia. Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất và vật tư y tế.

Về phía các địa phương, đề nghị có biện pháp cụ thể để giao cho thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng thiếu thuốc, hóa chất và vật tư y tế phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và phòng, chống bệnh dịch cho nhân dân trên địa bàn.

Tăng cường nhân lực làm chuyên trách quản lý về trang thiết bị y tế tại Sở Y tế và các cơ sở y tế. Tổ chức nghiên cứu kỹ các quy định về kê khai giá trang thiết bị y tế để phổ biến, tập huấn cho các đơn vị trên địa bàn; tổ chức thực hiện đúng quy định, tránh việc chậm trễ trong mua sắm, đầu thầu trang thiết bị y tế.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hơn 40 bệnh viện, cơ sở y tế ton quốc thiếu thuốc