Tại Hội nghị ngy 31/12, Trưởng ban Tuyên giáo TƯ Đinh Thế Huynh đề nghị các cơ quan báo chí năm 20, cần tập trung tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong ton Đảng, ton dân đối với các chủ trương đường lối của Đảng; chính sách, giải pháp của Chính phủ.
Ngày 31/12, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 20.
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; lãnh đạo các Bộ, Ban ngành Trung ương, lãnh đạo cấp ủy địa phương và các cơ quan báo chí, truyền hình, phát thanh của cả nước tham dự.
Báo chí đã bám sát nhiều sự kiện lớn của đất nước
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã nhận định, năm 2014, tình hình quốc tế và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, nhanh chóng, khó lường với những biến động chính trị, xã hội ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia. Xung đột lợi ích, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo diễn ra nhiều nơi, nhất là ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và một số khu vực, kéo theo những điều chỉnh chiến lược của nhiều nước. Trong nước, kinh tế trên đà phục hồi, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và lao động các khu công nghiệp còn nhiều khó khăn. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực được tăng cường, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp…
Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại hội nghị
Trong bối cảnh đó, đồng chí Lê Hồng Anh đánh giá, báo chí đã cơ bản bám sát định hướng chính trị tư tưởng, tích cực, chủ động và có nhiều sáng tạo trong thông tin, tuyên truyền, tập trung cho mục tiêu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; tuyên truyền về phát triển văn hóa thông qua việc tổng kết năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về văn hóa, góp phần xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; tuyên truyền về tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Đồng thời, báo chí cũng tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực; phát hiện, đưa ra công luận, để các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước xử lý nghiêm nhiều vụ việc nghiêm trọng, gây bức xúc xã hội; khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
Đặc biệt, báo chí đã đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh dư luận, đấu tranh phản đối việc làm vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào hoạt động trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước ta; nêu rõ lập trường chính nghĩa của Việt Nam; cổ vũ, động viên, tập hợp sức mạnh toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh đoàn kết quốc tế, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, khẳng định truyền thống và khát vọng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, giữ gìn quan hệ hữu nghị với nhân dân Trung Quốc.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng chính trị tư tưởng, quản lý báo chí và chăm lo cho đội ngũ những người làm báo được quan tâm thực hiện. Đặc biệt, năm 2014, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí đã quyết liệt chấn chỉnh, xử lý nghiêm những sai phạm trong hoạt động báo chí.
Chưa tích cực tham gia đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, các báo cáo và các tham luận tại Hội nghị cũng chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục. Đó là khuynh hướng xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ chưa được khắc phục; tình trạng đăng phát các thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, đối ngoại an ninh, quốc phòng, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội, làm phương hại đến lợi ích đất nước; không ít báo, đài tạp chí thông tin sai sự thật, nhất là các báo điện tử, trạng thông tin điện tử của báo in; thông tin tiêu cực, giật gân câu khách; chưa chú trọng phản ánh gương người tốt việc tốt, những điển hình tiên tiến, thành tựu kinh tế - xã hội. Tình trạng vi phạm về quảng cáo trên báo chí, vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ vẫn tồn tại. Việc quản lý cộng tác viên, văn phòng thường trú của một số cơ quan báo chí vẫn còn bị buông lỏng...
Đồng thuận với những hạn chế này, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đã phân tích nhiều hạn chế cụ thể như về những biểu hiện thương mại hóa. “Địa phương rất kêu việc các cơ quan báo chí phó mặc việc thu hút quảng cáo cho các công ty. Nhân viên công ty, thậm chí có một số phóng viên, thường xuyên gọi điện mời quảng cáo, mua báo, nếu không sẽ dọa dẫm viết bài…Tôi muốn nói rõ với các địa phương là chúng ta không có chủ trương ép các cơ quan đơn vị đăng quảng cáo, mua báo… mà là sự lợi dụng. Việc này ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín, danh dự và lòng tự trọng của những người làm báo”, đồng chí Đinh Thế Huynh chỉ rõ.
Đồng chí cũng thẳng thắn phê bình việc một số cơ quan báo chưa tích cực tham gia đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc. “Đây là nhiệm vụ quan trọng của báo chí, đòi hỏi sự chủ động, sáng tạo. Chúng ta đánh giá chung rằng, báo chí năm qua tích cực tham gia cuộc đấu tranh này, nhưng có nhiều tờ báo đâu có tham gia tin, bài nào”, đồng chí Đinh Thế Huynh nói.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh: Thông tin sai sự thật thì báo chí phải bác bỏ, không chờ người khác định hướng và bác bỏ giúp
Lấy ví dụ cụ thể về tin đồn trên mạng về tình hình sức khỏe của Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh vừa qua, Đồng chí Đinh Thế Huynh lưu ý “Trong khi ta đã quán triệt tinh thần là những thông tin sai sự thật, bịa đặt thì bản thân các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương phải bác bỏ, không chờ người khác định hướng và bác bỏ giúp.
Đồng chí Đinh Thế Huynh cũng yêu cầu các ngành, địa phương khi phản ánh các sai phạm của báo chí phải đích danh, có địa chỉ để có cơ sở xử lý, cần thiết thì tổ chức đối thoại làm rõ. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đặc biệt nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chủ quản.
Đồng chí muốn báo chí thực sự cầu thị, nhìn vào những nguyên nhân chủ quan của hạn chế, khuyết điểm, vào cuộc đồng bộ, tự giác và quyết tâm cao để khắc phục, đặc biệt với những sai phạm kéo dài. Những người làm báo cần "không ngừng trau dồi, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, bám sát thực tiễn của công cuộc đổi mới, gắn bó máu thịt với nhân dân, sáng tạo những tác phẩm báo chí thấm đẫm tinh thần trách nhiệm và tính nhân văn".
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương lưu ý, báo chí cần "tỉnh táo, thận trọng trong xử lý thông tin, nhạy bén chính trị, chặn lọc những thông tin xấu, độc, với động cơ đen tối, gây nhiễu, ảnh hưởng xấu đến nhận thức của dư luận xã hội".
Tạo ra sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn dân
Trên cơ sở những đánh giá phân tích, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh lưu ý “Năm 20 là năm có rất nhiều sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội đất nước, báo chí cần tập trung tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đối với các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, giải pháp của Chính phủ”.
Để triển khai tốt các nhiệm vụ đã đề ra, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị: Những người làm công tác báo chí cần nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của báo chí cách mạng. Báo chí cần tiếp tục tuyên truyền tốt việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 20; khẩn trương xây dựng kế hoạch, triển khai tích cực, sáng tạo việc tuyên truyền đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm nhất của toàn Đảng và hệ thống chính trị năm 20 và đầu năm 2016, cùng các nhiệm vụ quan trọng khác.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng yêu cầu các cơ quan chỉ đạo, quản lý cũng như các cơ quan báo chí, các nhà báo đều phải nỗ lực, cố gắng, không ngừng tự làm mới mình về tư duy, chỉ đạo, quản lý, tác nghiệp, quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt các giải pháp đã được thảo luận và thống nhất tại Hội nghị.